Sắp có vaccine phòng bệnh tay chân miệng

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện đã có một công ty sản xuất vaccine phòng bệnh tay chân miệng gửi hồ sơ đăng ký đến Cục Quản lý dược. Dự kiến có thể đến cuối năm nay vaccine này sẽ được cấp phép.

Trong tuần qua 20 tỉnh thành phía Nam đã ghi nhận 2.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 23% so với tuần trước và có 2 ca tử vong. Ca tử vong chủ yếu là trẻ 5 tuổi, tử vong sau 1-6 ngày sau khi nhập viện. Nguyên nhân tử vong ở 5/7 ca xác định do virus EV71. Trường học là nơi dễ có nguy cơ lây lan dịch bệnh nhất. Để đáp ứng kịp thời, dự phòng bệnh tật, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh phải khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, trong đó đảm bảo 4 tại chỗ.

Tham mưu, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai hoạt động phòng chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết một cách chủ động. Trước khi vắc xin phòng bệnh tay chân miệng được cấp phép Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh phải đảm bảo trang thiết bị, vật tư hóa chất, thuốc điều trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.