Sạp báo sáng

Dậy sớm tập thể dục và đọc báo sáng đã trở thành thói quen ngày mới với nhiều người dân Hà Nội.
Ông Tuấn, bà Trinh bắt đầu bày báo lúc 5h30 để phục vụ những độc giả yêu thích đọc báo giấy vào mỗi buổi sáng.
Do lượng báo bán không nhiều nên ông Tuấn thường tự đi lấy báo về và sắp xếp các đầu báo theo danh mục để dễ tìm.
Hơn  6h sáng, trời vẫn rả rích mưa, nhưng đã có những vị khách đến mua báo.
Hầu hết là những người cao tuổi vẫn giữ thói quen dậy sớm tập thể dục và đọc báo sáng.
Đọc báo sáng
7h sáng, sạp báo nhỏ của ông Hùng đã sắp xếp xong xuôi.
Nhiều khách quen đã sớm tới để "cập nhật tin tức".
Những sạp báo trên phố không còn nhiều, sạp báo nhỏ của ông Hùng đã trở thành địa điểm quen thuộc của nhiều người dân vào mỗi buổi sáng sớm, đặc biệt là những người về hưu.
Niềm vui đơn giản là đọc báo sáng, từ bao giờ đã trở thành thói quen rất "Hà Nội".
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.

Giữa đô thị khói bụi và ô nhiễm, việc chăm sóc da đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày của nhiều người Hà Nội.

Phở không chỉ là một món ăn mà là một thói quen, một phần không thể thiếu trong nhịp sống hàng ngày của nhiều người đang sinh sống tại Hà Nội, họ ra phố ăn phở chẳng kể sáng, trưa hay chiều, tối.

Lễ hội kéo co ngồi được tổ chức hàng năm ở đền Trấn Vũ vào ngày 3/3 âm lịch – một lễ hội truyền thống đã được UNESCO phong tặng danh hiệu di sản phi vật thể, được bà con phường Thạch Bàn, quận Long Biên gìn giữ suốt hàng trăm năm qua.