Sáng tạo từ “đối thoại” với tranh khắc gỗ Nhật Bản

Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ Japan Foundation tổ chức khai mạc triển lãm “Đối thoại với dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”.

Tranh khắc gỗ là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của Nhật Bản, còn được gọi dưới cái tên Phù thế hội. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17, được đánh giá cao về giá trị mỹ học, được phổ biến rộng rãi và trở thành một biểu tượng của hội họa xứ Phù Tang với nhiều tên tuổi xuất chúng. Thậm chí, dòng tranh này còn có ảnh hưởng lớn đến nhiều danh họa phương Tây.

Sáng tạo từ “đối thoại” với tranh khắc gỗ Nhật Bản

Tham gia triển lãm có 34 tác giả là các họa sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội họa của Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam với 38 tác phẩm tạo hình phản ánh những nét đặc sắc về văn hóa, cuộc sống của người Việt.

Tất cả các tác phẩm đều được sáng tác trên nguồn cảm hứng học hỏi nghiên cứu từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống của Việt Nam như: Lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang...

Thông qua triển lẵm, BTC mong muốn quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam

Thông qua triển lãm, ban tổ chức mong muốn quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế; đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng sản phẩm văn hóa được kết tinh từ quá trình khám phá các giá trị nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.

Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.

Hai chiếc thuyền cổ vừa được khai quật tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có kích thước dài tới 17m, còn khá nguyên vẹn, được làm bằng gỗ táu.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 2/5 trên phạm vi toàn quốc.

Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố cổ Hà Nội" ra mắt tại Đình Kim Ngân (số 42- 44 Hàng Bạc) ngày 23/3, nhằm lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp của ẩm thực phố cổ qua lăng kính ký họa.

Các tài liệu và hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam không chỉ phản ánh những đóng góp quan trọng của tuổi trẻ cả nước trong kháng chiến và thời kỳ đổi mới, mà còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng.