Sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật bằng phiên tòa giả định
Mới đây, một phiên tòa giả định với tình huống "học sinh THCS tự ý sử dụng xe máy của bố mẹ, gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người" đã được Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức tại trường THCS Bồ Đề (quận Long Biên) với sự tham gia của hơn 500 học sinh, đoàn viên.
Dù là phiên tòa giả định nhưng có quy trình, diễn biến đúng 100% so với thực tế. Những tình tiết gay cấn, câu chuyện gần gũi đã giúp các em học sinh trường THCS Bồ Đề (quận Long Biên) có được nhiều bài học bổ ích.
Em Vũ Đình Minh Quân, học sinh trường THCS Bồ Đề (quận Long Biên) chia sẻ: “Em được tham gia phiên tòa giả định và cảm thấy bổ ích, giúp em hiểu rõ quy trình của một phiên tòa, hiểu hậu quả nghiêm trọng của một vụ tai nạn giao thông. Qua đó, em nhận thức và chấp hành tốt quy định pháp luật”.
Hiện nay, tỷ lệ độ tuổi thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng. Trong năm 2024, Công an Hà Nội đã phát hiện 116 vụ gây rối trật tự công cộng do các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe máy chạy tốc độ cao, lạng lách, mang theo hung khí đuổi đánh nhau. Nguyên nhân một phần là do các em chưa nhận thức hết được hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho hay: “Phiên tòa giả định nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, giúp các em nắm rõ quy định của pháp luật, nhận diện được các hành vi ứng xử của các em trên không gian, môi trường học đường”.
Sau khi diễn lại trọn vẹn phiên tòa xét xử, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng đặt nhiều câu hỏi xoay quanh vụ án để giao lưu với các em học sinh. Qua đó, giúp các em hiểu thêm và nắm bắt sâu rộng các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Năm 2025, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật hướng đến các đối tượng khác nhau, trong đó tập trung cụ thể hóa quy định, điều khoản của Luật một cách rõ ràng, dễ hiểu. Công tác tuyên truyền, giáo dục nói chung và mô hình phiên tòa giả định nói riêng không chỉ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kìm hãm tội phạm mà còn góp phần xây dựng xã hội an toàn, văn minh, thượng tôn pháp luật.


Chủ đề: Phân tích dạng bài điền từ và luyện tập. Giáo viên Nguyễn Bảo Trâm, Trường THPT chuyên Chu Văn An.
Năm 2025, học sinh Hà Nội sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có hai môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn trong số 9 môn còn lại. Những giải pháp để nâng cao kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và hỗ trợ học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi này đã và đang được triển khai tích cực.
Hơn 120 trường đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó nhiều trường tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT.
Chủ đề: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số. Giáo viên Vũ Thị Thu Thủy, Trường THPT Việt Nam - Ba Lan.
Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc ra đời một ngành đào tạo mới không hề đơn giản và đối với đào tạo ngành vi mạch bán dẫn hiện nay có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Chủ đề: Kiến thức thể loại Truyện - Tiểu thuyết. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
0