Sáng kiến toàn dân, động lực mới cho đổi mới công nghệ

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.

Chiều 13/5, thảo luận về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo, đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để đưa các kết quả nghiên cứu, sáng chế vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Theo các đại biểu Quốc hội, từ thực tiễn sinh động trong lao động sản xuất, nông dân tại nhiều địa phương đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong công cuộc đổi mới sáng tạo. Những sáng kiến như máy gieo hạt đa năng, máy phun thuốc điều khiển từ xa hay thiết bị cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất... đang mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống.

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cho hay: “Nông dân các địa phương đồng bằng sông Cửu Long sáng chế ra máy gieo hạt ngô, hạt lúa đa năng, rồi tự chế tạo máy phun thuốc trừ sâu có điều khiển từ xa. Các sinh viên sáng tạo ra thiết bị cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất và các phương tiện thông tin thường gọi họ là những nhà khoa học ‘Hai lúa’. Những sáng kiến cải thiện kỹ thuật của người dân được phổ biến rộng rãi, rất phù hợp với điều kiện thực tiễn và đem lại hiệu quả rất là tốt. Do vậy, tôi thấy là Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho cá nhân có những sáng kiến cải thiện kỹ thuật như thế này”.

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nêu ý kiến: “Thực tế cho thấy, thời gian qua, có rất nhiều cá nhân, đặc biệt là những người nông dân, từ thực tiễn cuộc sống, lao động, sản xuất, đã chủ động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, chế tạo ra nhiều máy móc, công cụ phục vụ sản xuất rất hiệu quả. Đây là nguồn lực rất lớn trong xã hội, cần có chính sách phù hợp, bao quát hơn nhằm thu hút và động viên, khuyến khích sự tham gia, góp phần huy động nguồn lực của toàn xã hội cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – tương xứng với vai trò là quốc sách hàng đầu”.

Không chỉ ghi nhận vai trò của người dân, nhiều đại biểu nhấn mạnh cần huy động sự tham gia rộng rãi hơn của xã hội – đặc biệt là doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu – vào quá trình đổi mới sáng tạo. Trong đó, các cơ chế tài chính cần được thiết kế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Đại biểu Vương Quốc Thắng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết: “Nên xem xét, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích đồng tài trợ giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định khuyến khích thu hút nguồn lực từ xã hội, các nguồn lực hợp pháp khác để xây dựng Quỹ Khoa học và Công nghệ, Quỹ đầu tư, Quỹ đầu tư mạo hiểm tại các cơ sở giáo dục đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ. Theo quan điểm, cần khuyến khích toàn dân và toàn xã hội tham gia phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Nhiều đại biểu cũng quan tâm đến Điều 12 trong dự thảo luật về cơ chế đặt hàng nghiên cứu khoa học. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị cần có quy định cụ thể để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong nước: “Cần quy định tối thiểu 20% kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của các bộ ngành địa phương, phải dành cho đặt hàng các sản phẩm khoa học công nghệ trong nước. Việc quy định rõ ràng một tỷ lệ bắt buộc sẽ tạo động lực và áp lực thực hiện, thay vì chỉ khuyến khích tự nguyện như hiện nay”.

Những ý kiến tại nghị trường đã cho thấy, đổi mới sáng tạo không nằm ở đâu xa mà xuất phát từ chính nhu cầu thực tế và sự sáng tạo không ngừng của người dân. Để khoa học công nghệ thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu” như tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã đề ra, cần một hệ thống chính sách nhất quán, đồng bộ – từ hỗ trợ sáng kiến “Hai lúa” đến khuyến khích đầu tư công - tư trong nghiên cứu khoa học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xá lợi Đức Phật, bảo vật quốc gia Ấn Độ, đã được cung nghinh về chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào chiều 13/5.

Hà Nội ngày 14/5 tiếp tục đón chào một ngày mới dịu dàng, se lạnh tựa như tiết thu. Nhiệt độ dao động từ 24 - 25 độ, độ ẩm khoảng 85%.

Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2025 vào tối 13/5.

LĐLĐ TP. Hà Nội chiều 13/5 đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, biểu dương điển hình tiên tiến công nhân viên chức lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.

Tại phiên thảo luận chiều 13/5, ý kiến ĐBQH bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt luật hóa tinh thần "chấp nhận rủi ro" trong nghiên cứu khoa học.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.