Sáng 25/11: Giá vàng giao dịch quanh mốc 67,5 triệu đồng/lượng

Sáng 25/11, giá vàng trong nước dao động nhẹ, mới mức giảm không quá 20 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra và giao dịch quanh mốc 67,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng sáng 25/11 dao động nhẹ.

Mở cửa giao dịch, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 66,6 - 67,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên ở chiều mua vào và giảm 20 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.  

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,6 - 67,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua. 

Trước đó, giá vàng tại thị trường châu Á vượt qua ngưỡng 1.750 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 24/11, củng cố đà tăng gần đây sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu việc giảm tốc lộ trình nâng lãi suất.

Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 1.754,49 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,5%, lên 1.755 USD/ounce.

Lãi suất cao đã kìm hãm vị thế vốn có của vàng như một “hàng rào” chống lại lạm phát cao và những bất ổn khác trong năm nay, bởi nó khiến chi phí cơ hội tăng cao khi nắm giữ tài sản không sinh lời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VCCI và AmCham đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump tạm hoãn việc áp thuế đối ứng, nhằm tránh gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới giao dịch thương mại.

Mức tăng GDP quý I 6,93% là mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm trở lại đây, cho thấy nhiều ngành sản xuất phục hồi.

Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.

Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).