Sản xuất xanh phải gắn với tự nhiên
Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quyết tâm sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn từ bộ phận sản xuất, mua hàng và tài chính tới bộ phận marketing, công nghệ và quản trị nguồn nhân lực - đây là nhấn mạnh của các chuyên gia tại hội thảo “Hướng tới Phát triển bền vững và Mục tiêu Net Zero thông qua các giải pháp dựa vào tự nhiên” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Phát triển bền vững dựa vào thiên nhiên và khí hậu là việc các doanh nghiệp sản xuất xanh, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường phải thực hiện. Bên cạnh đó, gắn mạnh phục hồi rừng, rừng ngập mặn, tài nguyên đất và đại dương.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những sáng kiến cụ thể trong việc dựa vào tự nhiên gồm các giải pháp sử dụng hệ sinh thái, quy trình tự nhiên, từ đó hướng tới phát triển bền vững.
Bà Đào Thúy Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Traphaco, chia sẻ: ''Thời gian qua Nhà nước, Chính phủ, địa phương đã đi cùng đồng hành, doanh nghiệp chúng tôi đã có 5 vùng trồng GMP đầu tiên ở Việt Nam. Chúng tôi phấn đấu sẽ có 10 vùng trồng dược liệu ổn định và hợp tác với người nông dân, hỗ trợ người nông dân kỹ thuật trồng đảm bảo tự nhiên và cam kết mua tại vùng trồng, từ đó bà con có ý thức tốt hơn trong phủ xanh đồi trọc, hướng tới bền vững''.

Ông Phạm Hoàng Hải, phụ trách quan hệ đối tác, Ban thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, cho biết: ''Các doanh nghiệp tuỳ theo mô hình kinh doanh có thể lồng ghép dựa vào tự nhiện trong chiến lược kinh doanh.
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã đưa ra khung báo cáo tài chính các hoạt động của doanh nghiệp để hành động chống biến đổi khí hậu, phục hồi lại tự nhiên và hệ sinh thái, Việt Nam cũng đã lồng ghép vấn đề này vào năm 2024 để doanh nghiệp có thể thực hành''.

Từ hội nghị COP27, các giải pháp phát dựa vào tự nhiên đã được nhắc tới và được đưa ra trong tuyên bố tại COP28. Theo Ngân hàng thế giới, nhóm giải pháp này có thể đóng góp 37% vào lượng cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 theo Thoả thuận Paris.
Ngoài ra, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn ước tính sẽ mang lại cơ hội thu hồi 30-50% giá trị trong việc tái sử dụng, tân trang và tái sản xuất, cũng như tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0