Sản xuất xanh ở Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do vậy, địa phương này có nhiều điều kiện để học tập kinh nghiệm các nước đã thành công về kinh tế xanh.
Để có thể tạo ra sản phẩm mỳ an toàn cho sức khỏe, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty K - Products đã lựa chọn ứng dụng công nghệ retort không chất bảo quản thực phẩm của Nhật Bản.

Đây là công nghệ tiệt trùng sử dụng nhiệt độ cao áp suất cao giúp vừa làm chín sản phẩm vừa tiêu diệt vi sinh vật và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm. Hiện nay sản phẩm mỳ, phở ăn liền của doanh nghiệp này đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc...
Không chỉ các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển ý tưởng sản xuất xanh từ việc học tập công nghệ của Nhật Bản, những doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào TP Hồ Chí Minh cũng tạo ra xu hướng xanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ đó tạo ra làn sóng sản xuất xanh cho các doanh nghiệp hoạt động chung trong cùng lĩnh vực.
Công ty BANDO là thương hiệu số một tại thị trường Nhật Bản với hơn 110 năm kinh nghiệm sản xuất dây curoa. Hiện tại, doanh nghiệp này là một trong những đơn vị cung ứng 80% số lượng phụ tùng xe máy tại Việt Nam cho tập đoàn Honda.

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp này đã đẩy mạnh thay đổi dây chuyền, cải biến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn xanh.
Ông Ikoma Koji – Giám đốc Điều hành công ty BANDO cho biết: "Hiện tại thì đối tác chiến lược của chúng tôi là công ty Honda Việt Nam, với mục tiêu của họ là loại bỏ khí thải, hướng tới phát triển xanh, chúng tôi ủng hộ ý tưởng đó của họ. Do vậy các sản của chúng tôi cung cấp cho Honda đều được áp dụng công nghệ sản xuất để giảm khí thải, với mục tiêu là 3% so với công nghệ cũ".
Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đang chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp này không chỉ có thế mạnh về tài chính mà còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế gắn với bền vững, thân thiện với môi trường.
Việc đầu tư vào Việt Nam nói riêng và TP Hồ Chí Minh cũng tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội được tận dụng những kiến thức, công nghệ về sản xuất và thay đổi tư duy, nhận thức về sản xuất xanh.


Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.
Trong quý đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đạt hơn 107 triệu USD, đánh dấu sự phục hồi tích cực sau giai đoạn suy giảm năm 2024.
Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.
Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.
0