Sản xuất bền vững, giải pháp cho khí hậu

Việc chuyển đổi hệ thống sản xuất nông sản, thực phẩm để chúng bền vững hơn trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực là trọng tâm để giải quyết biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường lớn như mất đa dạng sinh học và suy thoái đất.

Phát ngôn được đưa ra trước khi ba Hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu và môi trường của Liên hợp quốc diễn ra, bao gồm cuộc họp thường niên về biến đổi khí hậu (COP29). Trong ba sự kiện này, những người ủng hộ FAO đặt các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm làm trọng tâm nhằm giải quyết biến đổi khí hậu trong khi vẫn bảo vệ sinh kế của người dân ở nông thôn.

Theo báo cáo của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), ngành nông nghiệp và thực phẩm chiếm khoảng 21 - 37% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Các hoạt động như canh tác, chăn nuôi, sử dụng phân bón hóa học và xử lý chất thải đều góp phần vào việc phát thải khí CO2, methane và N2O. Việc chuyển đổi sang các hệ thống nông sản thực phẩm bền vững, bao gồm nông nghiệp hữu cơ, canh tác thông minh với khí hậu và cải thiện quản lý chất thải, có thể giúp giảm lượng phát thải này một cách đáng kể.

Chuyển đổi sang hệ thống nông sản thực phẩm bền vững để giải quyết biến đổi khí hậu.

Ông Kaveh Zahedi, người đứng đầu bộ phận khí hậu của FAO cho biết: “Nếu không có các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm, chúng ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học, về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris, hoặc các mục tiêu giảm suy thoái đất mà các quốc gia đã đặt ra cho mình".

Ông Zahedi nói rằng hợp tác quốc tế, công nghệ và tài chính là ba yếu tố quan trọng để mở rộng các giải pháp hệ thống nông sản thực phẩm; nhấn mạnh FAO sẽ đảm bảo nguồn tài chính đến được với những người bảo vệ đất đai, vì đó là sinh kế của họ.

Hơn 40% dân số thế giới dễ bị tổn thương trước tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu. Báo cáo Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) cho thấy khoảng 733 triệu người phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023. Đến năm 2050, có thể có tới 10% diện tích đất trồng trọt và chăn nuôi chính sẽ không còn phù hợp do biến đổi khí hậu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.