Sản phẩm độc đáo mang bản sắc Việt | Mỗi xã một sản phẩm | 25/09/2023

Đôi dép cao su của bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Quyết định từ bỏ vị trí Phó Giám đốc của một công ty lớn, anh Nguyễn Tiến Cường, Chủ cơ sở Vua dép lốp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, quyết định phát triển doanh nghiệp của gia đình, mang đến cho đôi dép cao su những biến tấu mới giúp nó trở thành những phụ kiện thời trang cá tính mang bản sắc Việt.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu với việc áp dụng các công nghệ hiện đại nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay, Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Và Phát Triển Công Nghệ Nhật Bản đã cải tiến, làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất Hà Thủ Ô chuẩn hóa từ khâu nguyên liệu tới quy trình sản xuất. Từ đó, dòng sản phẩm Hà Thủ Ô đỏ ra đời với chế dạng miếng đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Nghệ nhân Nguyễn Bá Nghĩa đã góp phần phát triển làng nghề mộc Ngọc Than tại Quốc Oai và đưa sản phẩm vươn xa, khẳng định giá trị truyền thống trong dòng chảy hiện đại.

Để góp phần phát triển nghề tranh kính tại Việt Nam, một người nghệ nhân đã tham gia và dành được rất nhiều thành tích tại các cuộc thi trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến chứng nhận OCOP 4 sao với mong muốn truyền tải nhiều thông điệp về phong cảnh, con người, văn hóa Việt Nam.

Làng cây cảnh Hồng Vân, Thường Tín được mệnh danh là “thủ phủ” của sinh vật cảnh Hà Nội, không chỉ có truyền thống hàng trăm năm mà còn là một trong những làng nghề có sản phẩm cây cảnh đạt chứng nhận OCOP. Hãy cùng đến thăm một nhà vườn đặc biệt, gặp gỡ nghệ nhân Nguyễn Tiến Dũng để tìm hiểu quá trình tạo ra những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật này.

Một cơ sở tại vùng đất trồng hoa Mê Linh đã vận dụng tính sáng tạo, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ để “biến” những bông hoa chỉ có vòng đời từ 5-7 ngày trở thành những đóa hoa “bất tử”. Đây minh chứng áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất để làm tăng giá trị sản phẩm nông sản, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Nghệ nhân Bùi Bá Trọng - chủ cơ sở đồ gỗ Trọng Tuyết, đã 30 năm gìn giữ và phát triển nghề điêu khắc gỗ truyền thống. Với đôi tay tài hoa, anh khắc những tranh cổ như “Tùng cúc trúc mai”, “Vinh quy bái tổ”, “Thuận buồm xuôi gió”, “Phu thê viên mãn”...