Sân khấu kịch TP.HCM: định hình thương hiệu từ bản sắc riêng
25 vở kịch dự thi có nội dung đa dạng các đề tài về lịch sử, truyền thống cách mạng, văn học, hài, trinh thám, xã hội, thiếu nhi… được thể hiện qua tài năng diễn xuất của hơn 300 nghệ sĩ, diễn viên.
NSND Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho hay: “Chúng tôi kỳ vọng rằng liên hoan sân khấu này trước hết nó là một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp với nhiều sự lựa chọn cho khán giả. Chúng ta sẽ tạo nên một màu sắc dấu ấn rất riêng về phong cách kịch của TP.HCM và khán giả yêu kịch sẽ có được nhiều điều kiện cơ hội sống trong không khí kịch nói đó”.
Sau ngày đất nước thống nhất, với sự hội tụ lực lượng bao gồm: đoàn kịch Nam Bộ từ miền Bắc vào thành phố, các nghệ sĩ từ chiến khu ra cùng lực lượng nghệ sĩ hiện hữu và sự thành lập Trường Nghệ thuật Sân khấu II mà nay là Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố làm nòng cốt thành lập Đoàn Kịch Cửu Long Giang năm 1976 - sau này đổi tên thành Nhà hát Kịch TP.HCM vào năm 1998, sân khấu kịch nói TP.HCM đã có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Từ năm 1997, thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 90 của Chính phủ, CLB Sân khấu thể nghiệm 5B, sau này là Nhà hát kịch sân khấu nhỏ thành phố ra đời, mở đường cho hoạt động xã hội hóa sân khấu của thành phố. Cùng với đó, hàng loạt sân khấu được thành lập và khẳng định thương hiệu như: Nhà hát IDECAF, Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Thiên Đăng, Sân khấu Thế giới Trẻ... Từ đó, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu của kịch nói TP.HCM.
NSƯT Thành Lộc chia sẻ: “Mặc dù dùng cái chữ là liên hoan với nhau, nhưng mà nó là một cuộc thi rất là quan trọng, rất cần thiết để cho các tài năng trẻ họ nhìn lại mình và học hỏi ở các đồng nghiệp. Tôi nghĩ một liên hoan như vậy là rất tốt cho các nghệ sĩ trẻ, họ mới là những người nắm vận mệnh nghệ thuật cho tương lai”.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM diễn ra từ ngày 12 đến ngày 29/11. Trong khuôn khổ liên hoan, Ban Tổ chức còn giới thiệu những thành tựu sân khấu TP.HCM qua các thời kỳ; không gian đối thoại “Vở diễn và công chúng” - gặp gỡ thành phần sáng tạo các tác phẩm tham dự liên hoan.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0