Sân khấu kịch TP.HCM chuyển mình thu hút khán giả

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Với vở kịch “Con quỷ rối” của sân khấu kịch Quốc Thảo - tác phẩm kịch 4D đầu tiên tại TP.HCM, không chỉ đơn thuần là thưởng thức kịch, khán giả còn được tương tác trực tiếp. Đạo diễn Quốc Thảo - Giám đốc sân khấu Quốc Thảo, cho biết: "Vở diễn của sân khấu Quốc Thảo thường tập trung vào các chủ đề nóng hổi trong xã hội, những hiện tượng mạng đáng chú ý, hoặc các vấn đề cần phê phán hay ca ngợi. Điều này khiến khán giả trẻ khi xem cảm thấy hào hứng vì nhận ra hình ảnh của chính mình trong đó".

Những đổi mới về nội dung và phong cách trình diễn đã tạo nên dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng. Cách đổi mới tại các sân khấu kịch TP.HCM không chỉ giúp làm mới nội dung mà còn tạo nên sự gắn kết và giúp khán giả có cơ hội tiếp cận sâu sắc hơn với nghệ thuật sân khấu. Chị Vân An, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM chia sẻ: "Là một khán giả yêu thích kịch, trong thời gian qua, tôi nhận thấy sân khấu kịch tại TP.HCM đã có nhiều thay đổi đa dạng, từ thể loại và nội dung của các vở diễn cho đến đối tượng khán giả. Tôi cảm nhận rõ sự trẻ hóa đáng kể trong cách tiếp cận và phục vụ khán giả".

Tuy nhiên, sân khấu kịch TP.HCM đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình đầu tư, đổi mới để thu hút khán giả. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các sân khấu kịch trong việc duy trì và phát triển trong tương lai. NSƯT Ngọc Trinh cho hay: "Ngọc Trinh cho rằng yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là kịch bản. Khi có một kịch bản tốt, phù hợp với phong cách dàn dựng của từng sân khấu, thì đó đã là bước đầu để thu hút khán giả. Bởi nếu kịch bản quá mỏng hoặc không có nội dung hấp dẫn, chắc chắn sân khấu khó có thể phát triển bền vững".

Bằng sự nỗ lực và kiên trì, các sân khấu kịch không ngừng đổi mới để giữ gìn giá trị nghệ thuật truyền thống, đồng thời khẳng định vị thế trong đời sống tinh thần của công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.