Sân khấu kịch TP.HCM chuyển mình để thu hút khán giả
Xem vở kịch 'Con quỷ rối' của sân khấu kịch Quốc Thảo - tác phẩm kịch 4D đầu tiên tại TP.HCM, không chỉ đơn thuần là thưởng thức kịch, khán giả còn được trải nghiệm tương tác trực tiếp từ không gian đến vị trí ngồi, mang lại sức hấp dẫn đặc biệt.
Những đổi mới về nội dung và phong cách trình diễn trên nhiều sân khấu kịch TP.HCM đã tạo nên dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng.
Đạo diễn Quốc Thảo, Giám đốc sân khấu Quốc Thảo, chia sẻ: “Vở diễn của sân khấu Quốc Thảo thường tập trung vào các chủ đề nóng hổi trong xã hội, những hiện tượng mạng đáng chú ý, hoặc các vấn đề cần phê phán hay ca ngợi. Điều này khiến khán giả trẻ khi xem cảm thấy hào hứng vì nhận ra hình ảnh của chính mình trong đó”.
Cách đổi mới tại các sân khấu kịch TP.HCM không chỉ giúp làm mới nội dung mà còn tạo nên sự gắn kết và giúp khán giả có cơ hội tiếp cận sâu sắc hơn với nghệ thuật sân khấu. Chị Vân An, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM, cho biết: “Là một khán giả yêu thích kịch, trong thời gian qua, tôi nhận thấy sân khấu kịch tại TP.HCM đã có nhiều thay đổi đa dạng, từ thể loại và nội dung của các vở diễn cho đến đối tượng khán giả. Tôi cảm nhận rõ sự trẻ hóa đáng kể trong cách tiếp cận và phục vụ khán giả”.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Tuy nhiên, sân khấu kịch TP.HCM đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình đầu tư, đổi mới để thu hút khán giả. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các sân khấu kịch trong việc duy trì và phát triển trong tương lai. Đạo diễn Quốc Thảo cho rằng: "Mỗi sân khấu bây giờ thì cứ phải chạy theo thị trường mà chạy theo thị trường thì sẽ mất đi cái đầu tư. Chúng ta phải biết là nếu chúng ta đầu tư nhỏ, manh mún thì chắc chắn đời sống của vở diễn không lâu dài được. Còn nếu đầu tư lớn quá thì đúng là tư nhân không có đủ khả năng để làm điều đó”.
NSƯT Ngọc Trinh cho biết: “Ngọc Trinh cho rằng yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là kịch bản. Khi có một kịch bản tốt, phù hợp với phong cách dàn dựng của từng sân khấu, thì đó đã là bước đầu để thu hút khán giả. Bởi nếu kịch bản quá mỏng hoặc không có nội dung hấp dẫn, chắc chắn sân khấu khó có thể phát triển bền vững”.
Bằng sự nỗ lực và kiên trì, các sân khấu kịch không ngừng đổi mới để giữ gìn giá trị nghệ thuật truyền thống, đồng thời khẳng định vị thế trong đời sống tinh thần của công chúng.


Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.
Những trung tâm văn hóa nghệ thuật và bảo tàng là nơi hội tụ tinh hoa, giới thiệu di sản lịch sử Hà Nội, giúp các bạn trẻ khám phá nhiều giá trị văn hóa độc đáo thông qua hoạt động giao lưu.
Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.
Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
0