San hô ở biển Indonesia đang chết dần

Là một trong những nước có hệ sinh thái biển đa dạng, Indonesia đối mặt với nhiều hệ lụy từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, khi các rạn san hô đang chết dần chết mòn và bị tẩy trắng trên diện rộng.

Hiện tượng tẩy trắng san hô trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nóng đáng lo ngại, bởi đây là minh chứng cho hiện tượng nước biển ấm lên do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Ông Nyoman Sugiarto (51 tuổi) - một nhà bảo tồn người Indonesia đã làm việc suốt 16 năm nay để bảo tồn các rạn san hô ở đảo Bali. Theo nhận định của ông, tần suất tẩy trắng san hô hàng loạt trong những năm gần đây đã khiến cho các rạn san hô Bali bị hủy hoại nghiêm trọng và đang trong tình trạng báo động.

Theo ông Sugiarto, 90% san hô mà ông bảo tồn ở bờ biển phía bắc đảo Bali đã bị bay màu từ hồi cuối năm ngoái.

Các rạn san hô Bali bị hủy hoại nghiêm trọng và đang trong tình trạng báo động.

Tẩy trắng san hô là hiện tượng xảy ra khi san hô tự trục xuất các loại tảo đa sắc sống trong các mô của chúng. Không có tảo ký sinh, san hô trở nên nhợt nhạt và bị thiếu thức ăn, thiếu năng lượng dẫn đến bệnh tật hoặc chết. Theo dữ liệu từ Bộ Du lịch Indonesia, nước này có khoảng 5,1 triệu ha rạn san hô, chiếm 18% tổng diện tích của thế giới.

Ông Marthen Welly, chuyên gia bảo tồn biển tại Trung tâm tam giác san hô, cho biết: “Tẩy trắng san hô do hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với nhiệt độ như hiện tại, các chuyên gia dự đoán rằng quá trình tẩy trắng san hô sẽ xảy ra thường xuyên hơn với tần suất khoảng một hoặc hai năm một lần”.

Trong nỗ lực hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á bảo vệ thiên nhiên, Bộ Tài chính Mỹ đã nhất trí xóa khoản nợ 35 triệu USD cho Indonesia trong 9 năm tới, đổi lại, Jakarta sẽ bảo tồn các rạn san hô. Đây là thỏa thuận hoán đổi nợ để bảo vệ thiên nhiên lần thứ tư giữa Mỹ và Indonesia kể từ khi sáng kiến được khởi động vào năm 2009.

Theo thỏa thuận, Indonesia sẽ tập trung khôi phục san hô, trong khi các nhóm phi lợi nhuận sẽ sử dụng ngân sách bảo tồn để hỗ trợ những dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho các hệ sinh thái san hô, cũng như đảm bảo môi trường sống bền vững cho các loài phụ thuộc vào hệ sinh thái này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cảnh sát Anh đang tiến hành điều tra một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 12/5 tại ngôi nhà của Thủ tướng Keir Starmer ở phía Bắc thủ đô London.

Việc phong trào Hamas trả tự do cho con tin mang quốc tịch Israel và Mỹ - Edan Alexander đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế.

Nội các mới của Australia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anthony Albanese đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trong sáng 13/5.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.

Người dân Israel ngày 12/5 vỡ òa trong niềm vui khi con tin người Mỹ gốc Israel, Edan Alexander, được Hamas phóng thích sau 19 tháng bị bắt giữ. Động thái này đã thắp lên tia hy vọng cho 58 con tin còn lại, hiện vẫn đang bị giam giữ tại Gaza.