Samsung quyết định rút khỏi mảng kinh doanh đèn LED
Gần đây, bộ phận bán dẫn của Samsung Electronics đã quyết định rút lui hoàn toàn khỏi lĩnh vực kinh doanh đèn LED - nhóm trước đây chịu trách nhiệm chính về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm LED cho TV và đèn flash của điện thoại thông minh.
Năm 2020, LG Electronics tuyên bố rút khỏi lĩnh vực kinh doanh đèn LED. Quyết định lần này của Samsung Electronics đồng nghĩa với việc cả hai công ty điện tử lớn của Hàn Quốc đều đã rút khỏi lĩnh vực kinh doanh đèn LED.
Samsung Electronics bước vào lĩnh vực kinh doanh đèn LED bằng cách sáp nhập Công ty Samsung LED vào năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động của công ty tiếp tục không hiệu quả trong những năm gần đây và dần mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù doanh thu hàng năm của doanh nghiệp này có thể đạt xấp xỉ 37.000 tỷ VND, nhưng Samsung Electronics tin rằng tỷ trọng của doanh nghiệp này trong tổng doanh thu của công ty quá nhỏ để đảm bảo lợi nhuận dự kiến nên đã quyết định rút lui để tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi hứa hẹn hơn như bán dẫn điện và Micro LED.

Chất bán dẫn điện chủ yếu được sử dụng trong xe điện, bộ lưu trữ năng lượng và các lĩnh vực khác, được coi là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng tốc ngành. Micro LED được coi là công nghệ màn hình thế hệ tiếp theo, nhưng việc sản xuất và kiểm soát chi phí vẫn còn rất nhiều thách thức, đồng thời sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cũng rất khốc liệt.
Ngoài ra, Samsung Electronics đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong các lĩnh vực kinh doanh có lợi thế như chất bán dẫn, điều này cũng được phản ánh qua giá cổ phiếu của hãng. Trong năm nay, giá cổ phiếu của Samsung Electronics đã giảm hơn 23%. Số liệu cho thấy khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu Samsung Electronics 28 ngày giao dịch liên tiếp, lập kỷ lục mới về đợt bán ròng dài nhất lịch sử. Trong giai đoạn này, giá trị thị trường của Samsung Electronics đã bốc hơi khoảng 90.000 tỷ won (xấp xỉ 1,66 triệu tỷ VND).
Samsung Electronics chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Năm ngoái, xuất khẩu của hãng này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Sự suy giảm hoạt động của Samsung Electronics sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành bán dẫn của Hàn Quốc, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của nhiều công ty hợp tác với Samsung Electronics. Một số nhà bình luận cho rằng, do các công ty này cung cấp một lượng lớn việc làm cho Hàn Quốc, nên cuộc khủng hoảng của Samsung Electronics có thể vượt qua cấp độ của các công ty riêng lẻ và gây ra một cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế Hàn Quốc.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn.
Trí tuệ nhân tạo AI không phải kẻ thay thế mà là công cụ hỗ trợ con người. Trong kỷ nguyên công nghệ, điều quan trọng không phải là lo sợ mất việc, mà là học cách thích nghi và làm chủ AI để trở thành những người dẫn đầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, AI và bán dẫn chính là cơ hội vàng giúp Việt Nam thu hút những nguồn lực lớn về tri thức, đầu tư, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm, một điểm đến công nghệ của khu vực và thế giới.
65% lao động toàn cầu đang ứng dụng AI vào công việc, phổ biến nhất ở lĩnh vực tiếp thị (54%), công nghệ (39%) và tài chính (16%).
Một công ty khởi nghiệp tại Australia đã cho ra mắt chiếc máy tính sinh học thương mại đầu tiên trên thế giới chạy bằng tế bào não sống.
Một nhóm tin tặc có tên Dark Storm Team đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk.
0