Rộn ràng đèn Trung thu khổng lồ ở làng cổ Hà Nội
Từ lâu, hình ảnh con trâu đã trở thành hình tượng quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam nói chung và làng cổ Đường Lâm nói riêng. Vì thế, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và người dân trong thôn Mông Phụ đã lấy cảm hứng từ đó để tạo nên mô hình đèn Trung thu đại diện của thôn dự thi Hội thi mô hình đèn Trung thu của thị xã Sơn Tây. Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mô hình này đã mang lại một màu sắc riêng biệt, độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người nhìn.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội cho biết: "Chiếc đèn Trung thu lần này kết hợp truyền thống và hiện đại. Truyền thống là hình tượng chiếc cổng làng và con trâu, màu sắc hình tượng rực rỡ, màu sắc tươi mới thu hút trẻ em. Yếu tố hiện đại là cái đèn đưa về hình khối khúc triết, tối giản, hình tượng trâu đặc biệt hơn. Người xem không bị nhàm chán bởi đèn tả thực."

Những người dân của thôn Cam Lâm đang khẩn trương hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng cho chiếc đèn lồng trung thu khổng lồ đại diện cho thôn. Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông, là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Dựa trên tích Phùng Hưng diệt hổ dữ cứu dân, người dân thôn Cam Lâm đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho dịp Tết Trung thu năm nay.
Hiện người dân 9 thôn thuộc xã Đường Lâm đang gấp rút hoàn thiện mô hình đèn Trung thu của thôn mình để tham dự hội thi mô hình đèn lồng Trung thu. Các sản phẩm đèn trung thu khổng lồ với nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa, lịch sử quê hương này hứa hẹn không chỉ mang đến không gian văn hóa, điểm đến du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước mà hơn hết là tạo nên không khí vui tươi, mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu ý nghĩa.


Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
0