Robot sửa chữa đường sắt tại Nhật Bản
Robot khổng lồ hình người này có tên gọi “JINKI type Zero ver.2.0”, được công ty “Man-Machine Synergy Effectors” phát triển. Robot có thể được điều khiển thông qua một chiếc kính thực tế ảo VR và điều khiển từ xa.
Tiến sĩ Kanaoka, Giám đốc điều hành Công ty Man-Machine Synergy Effectors, Nhật Bản cho biết: “Người điều khiển có thể khiến robot di chuyển chính xác theo ý muốn. Hơn nữa, những thông tin mà robot thu được có thể được gửi đến người điều khiển ngay lập tức. Nói cách khác, khi người vận hành điều khiển robot là có thể cảm nhận được cảm giác của robot hoạt động như thế nào”.
Robot này được phát triển nhằm thực hiện các công việc nguy hiểm, hỗ trợ người sử dụng các công việc nặng và giảm nguy cơ thương tích do giật điện hay ngã từ trên cao trong quá trình bảo trì đường sắt.
Công ty Man-Machine Synergy Effectors cho biết, robot có thể nâng một vật năng tới 40 kg bằng hai cánh tay lên độ cao 10m. Các nhà phát triển hy vọng, robot sẽ sớm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như kỹ thuật dân dụng, công trình điện, xây dựng đường bộ.


Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
0