Rét đậm ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp… Chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, người cao tuổi cần phải được quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Ở người cao tuổi, chỉ với mức giảm nhẹ của nhiệt độ môi trường cũng có thể khiến người già có nguy cơ hạ thân nhiệt. Do ảnh hưởng của đợt rét đậm nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp …

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, cụ ông Cao văn Thục 90 tuổi ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ đã được đưa vào cấp cứu trong tình trạng khó thở. Theo chia sẻ của anh Cao Văn Quyền, người nhà bệnh nhân thì do trời quá rét, qua thăm khám, bác sỹ kết luận bệnh nhân bị viêm phổi cấp.

Hay như trường hợp của ông Nguyễn Trung Trình, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ cũng nhập viện trong tình trạng khó thở và nhiều bệnh nền khác.

Thời tiết lạnh sâu khiến bệnh nhân nhập viện tăng. Ảnh: Ngọc Trang

Theo bác sỹ Tạ Viết Minh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết, do ảnh hưởng của đợt rét đậm này, hai hôm nay bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân người già nhập viện tăng cao khi thời tiết giá rét là do khả năng cảm nhận nhiệt độ môi trường ở người cao tuổi suy giảm theo tuổi tác. Cùng với đó là khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở người cao tuổi bị giảm hơn so với người trẻ. Người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính và phải dùng nhiều loại thuốc nên dễ bị tổn thương do lạnh hơn.

Các bác sỹ khuyến cáo, để tăng sức đề kháng cho cơ thể người già, mỗi ngày cần uống 6-8 ly nước ấm ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine. Dùng thức uống và thực phẩm nóng giúp bảo vệ thân nhiệt. Khi ở nhà, chủ động vận động thích hợp để tăng lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.