Rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Các Sở Giáo dục và Đào tạo phải rà soát, báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/10.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.

Theo đó, Bộ GD&ĐT cho hay, thời gian qua thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: giáo dục kỹ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường…theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục.

Các hoạt động này đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thêm nhiều kỹ năng.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn có hạn chế, dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này.

Để tăng cường hiệu quả quản lý, bảo đảm quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học.

Bộ cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương, với các nội dung gồm: công tác chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu. Các Sở GD&ĐT gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/10.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 26/2, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã dự sự kiện giáo dục New Zealand - Viet Nam EduConnect tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang có tác động to lớn, toàn diện trong công cuộc phát triển đất nước, được dự báo sẽ tác động đến tuyển sinh đại học năm 2025.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh trở lại trường với tâm lý thoải mái và đôi khi lơ là trong việc học tập. Bởi vậy, nhiều trường học siết chặt các quy định, đặc biệt là kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập học đường.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024-2025 của Hà Nội có 1.886 học sinh đoạt giải, trong đó 88 giải Nhất, 428 giải Nhì, 581 giải Ba và 789 giải Khuyến khích.

Ngày 24/2, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm tại Hà Nội.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 không chỉ kiểm tra kiến thức mà tập trung hướng đến nhiều hơn vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.