Ra mắt trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”

Tối 20/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã ra mắt chương trình trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân” nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc và tưởng niệm 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (1968 - 2023), 93 năm Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Chương trình trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân” là sản phẩm phối hợp giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng Lê Quý Dương với mục đích tái hiện hình ảnh tiểu đội Anh hùng của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đã hy sinh dũng cảm, góp phần giữ vững tuyến giao thông huyết mạch trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước khi tuổi đời còn phơi phới thanh xuân thông qua hình thức sân khấu hóa.

Chương trình trải nghiệm "Huyền thoại tuổi thanh xuân" kỷ niệm 55 năm chiến thắng Đồng Lộc và tưởng niệm 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (1968 - 2023).

Vở kịch dài 60 phút trên bối cảnh không gian chiến trường khốc liệt được tái hiện bằng công nghệ hình ảnh, hiệu ứng 3D với những hố bom, những căn hầm chữ A, con đường vượt qua trọng điểm, trận địa pháo và hình ảnh các đoàn xe chở hàng, chở quân ra trận.

“Tôi muốn khán giả được trải nghiệm, hòa vào không khí như đang sống trong những ngày tháng ấy. Họ sẽ ngồi giữa không gian chiến trường của Ngã ba Đồng Lộc, là một phần của chương trình trong sự tương tác với diễn viên khi chung quanh rầm rập tiếng quân đi, tiếng xe tăng ga vượt trọng điểm, tiếng bom nổ ì ầm và vang vọng lời bài ca mở đường của các cô gái”, đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ.

Đặc biệt, 5 tấn đất thật đã được ê kíp xây dựng chương trình chuyển từ Ngã ba Đồng Lộc ra Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với tâm nguyện tri ân của thế hệ hôm nay dành cho những người đã ngã xuống vì tổ quốc và mong muốn để công chúng có cơ hội trải nghiệm và có nhiều cảm xúc chân thực, sâu lắng nhất trong chương trình.

10 diễn viên hóa thân vào 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc.

Diễn viên tham gia vở diễn “Huyền thoại tuổi thanh xuân” trong độ tuổi từ 18-24, đúng với tuổi của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc. Quá trình tuyển chọn diễn viên chú trọng đến sự chân thật, cảm xúc và nhạy cảm với vai diễn. Mỗi nhân vật đều có những điểm nhấn khắc họa tính cách, tâm lý riêng, nhưng trong họ luôn có điểm chung là sự hồn nhiên, yêu đời, sống có lý tưởng và nét dịu dàng, kiên cường của người phụ nữ Việt Nam.

Khán giả xúc động khi theo dõi chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân".

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cho biết: “Điểm nhấn của chương trình chính là tái hiện câu chuyện lịch sử về những người con gái Việt Nam anh dũng, phơi phới tuổi thanh xuân cùng tinh thần chiến đấu quật cường sẽ được diễn ra tại không gian bảo tàng, nơi có sự kết nối và trưng bày nhiều kỷ vật, hình ảnh về những đóa hoa nơi tuyến đầu trận địa. Chúng tôi hy vọng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến quen thuộc, nơi luôn có nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn tới công chúng”.

Được biết, sau đêm diễn ra mắt, chương trình dự kiến sẽ tiếp tục giới thiệu rộng rãi đến khán giả, du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới tại sân khấu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.

Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.

Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.

Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.

UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.

Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.