Quyền lợi của 36.000 bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát
Hai năm chờ đợi khi đồng tiền tích cóp từ 20 năm chạy xe ba gác của mình vẫn chưa nhìn thấy đâu khiến vợ chồng ông Thanh, thương binh 2/4 sống tại Bắc Ninh phải lặn lội vào TP. HCM chứng kiến việc xét xử để phần nào đỡ sốt ruột. Trong buổi làm việc với phóng viên Đài Hà Nội tại Văn phòng đại diện TP. HCM, người cựu chiến binh gần 70 tuổi run rẩy không nói nên lời và phải để người vợ đi cùng lên tiếng về số tiền 2 tỷ đồng mà ông bà đã giao cho SCB.
Bà Dương Thị Trúc - vợ ông Dương Danh Thanh (Bắc Ninh) cho biết thêm: "Nguyện vọng của chúng tôi là tòa xử công bằng, trả đủ gốc và lãi theo hợp đồng để chúng tôi bớt khổ".

Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương phát hành 24 mã trái phiếu khống thông qua 4 công ty để huy động hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 khách hàng. Số tiền này không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho trái chủ, mà bị bà Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác.
Cáo trạng xác định, sau khi thu được tiền từ việc bán trái phiếu, các đồng phạm của bà Lan đã thực hiện giao dịch chuyển tiền cho cá nhân được thuê để rút tiền tại SCB nhằm che giấu, cắt đứt dòng tiền và sử dụng toàn bộ tiền bán trái phiếu vào mục đích: trả nợ vay ngân hàng; trả gốc, lãi trái phiếu; chi dự án; chuyển tiền ra nước ngoài và mục đích cá nhân khác của bà Lan, dẫn đến mất khả năng chi trả cho người mua trái phiếu.

Về hướng xử lý khắc phục thiệt hại cho các trái chủ, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, ở giai đoạn một của vụ án, tòa đã tuyên buộc các cá nhân, tổ chức hoàn trả cho Vạn Thịnh Phát tổng cộng 21.000 tỷ đồng. Ngoài ra, có nhiều tổ chức tín dụng đã sử dụng tổng cộng 17.000 tỷ đồng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu nên đề nghị tòa ưu tiên dùng số tiền này khắc phục thiệt hại. Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng nói sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản của gia đình để khắc phục thiệt hại.
Chị Hoàng Điệp, quân Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Đến thời điểm này chỉ mong tòa án thật công bằng, công tâm, hợp lòng dân nhất. Tôi cũng mong tòa án triệt để thu hồi tài sản để trả lại quyền lợi hợp pháp cho chúng tôi. Theo các bài báo gần đây, cũng mong bà Lan giữ đúng cam kết đó là sẽ trả lại những đồng tiền mồ hôi nước mắt cho chúng tôi".
Hướng xử lý phần nào đã có nhưng để tiền về lại tay người mua trái phiếu như thế nào, trong thời gian bao lâu và bị hại sẽ nhận lại những gì lại phải theo đúng trình tự pháp lý và diễn biến tiếp theo của phiên tòa.


Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Một băng nhóm có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đã bị triệt phá vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
0