Quy mô trường quốc tế tại Hà Nội tăng mạnh
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 17 cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, gồm 2 trường tiểu học và 15 trường nhiều cấp học.
So với 10 năm trước, tổng số học sinh trong hệ thống tăng gấp 3 lần, với gần 10.000 học sinh, gồm học sinh là người Việt Nam và học sinh là người nước ngoài.
Đội ngũ giáo viên nước ngoài cũng tăng mạnh, từ 151 người lên 932 người, cho thấy sự dịch chuyển sang mô hình giáo dục quốc tế ngày càng sâu rộng.
Các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội cơ bản thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tổ chức giảng dạy các nội dung học bắt buộc đối với học sinh Việt Nam.
100% học sinh hoàn thành chương trình có đầy đủ kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu từng cấp học và mạnh dạn, tự tin, hội nhập tốt trong môi trường giáo dục quốc tế.
Ở nhiều trường, tỷ lệ học sinh tham gia, đạt chứng chỉ chương trình tú tài quốc tế đạt từ 98%-100%.


Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.
0