Quy hoạch Thủ đô xứng tầm với sự phát triển của thời đại

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra ngày 21/10 tại Thành ủy Hà Nội, đã nhận được những đóng góp quý báu. Hơn 60 tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành Hà Nội, đã được gửi tới Ban tổ chức.

Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” sẽ tập trung thảo luận 2 nhóm vấn đề.

Nhóm 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhóm 2: Thực tiễn xây dựng và thực hiện quy hoạch các ngành và quận, huyện thành phố Hà Nội để sử dụng hiệu quả các nguồn lực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, ngành, các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản tham luận tại hội thảo

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đưa ra một số ý tưởng về tầm nhìn và khát vọng quy hoạch Thủ đô.

Trong đó, về trục phát triển, quy hoạch Hà Nội sẽ có nhiều trục phát triển, nhưng cần nhấn mạnh hơn với một tinh thần nhất quán về trục phát triển sông Hồng về tâm linh, về môi trường, về giao thông, về cây xanh, về mật độ xây dựng và kiến trúc, về văn hóa... Trong số các trục phát triển của Hà Nội thì trục sông Hồng có tính kết nối cao, rộng nhất, trên nhiều phương diện.

“Quy hoạch Hà Nội theo hướng là thành phố di sản, có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến; Hà Nội là thành phố sáng tạo, công nghiệp văn hoá phát triển, thành phố thông minh; là điểm đến của du lịch văn hoá, ẩm thực và trung tâm dịch vụ chất lượng cao; thành phố của các sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế thường niên; thành phố hiện đại nhưng thanh bình với con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà  nêu ý kiến.

GS.TS Phùng Hữu Phú phát biểu tại hội thảo.

Còn GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải quán triệt sâu sắc và thống nhất thực hiện triết lý phát triển Thủ đô.

“Nói một cách giản dị đó là những tư tưởng chủ đạo, những quan điểm có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt cộng đồng và con người thực hiện thành công mục tiêu phát triển Thủ đô”, GS.TS Phùng Hữu Phú nói.

Hà Nội đang làm đồng thời 3 việc quan trọng có mối liên hệ trực tiếp với nhau là: Lập Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Việc tiến hành cả 3 công việc này cùng một lúc là cơ hội quý giá để xây dựng, phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tạo căn cứ lớn về định hướng phát triển và định vị không gian phát triển để quy hoạch chung xây dựng điều chỉnh theo, đây là ý kiến của PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu tại hội thảo.

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại hội thảo

Chỉ ra 5 "điểm nghẽn" phát triển Thủ đô, Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận quy mô đặt ra trong quy hoạch Thủ đô là khá hạn hẹp. Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch đến năm 2065 mà không đến năm 2100, hoặc tại sao không đặt vấn đề Hà Nội là trung tâm phát triển của vùng, khu vực, mà mới chỉ là trung tâm của cả nước.

Việc quy hoạch Thủ đô thời gian qua đã có bước tiến vượt bậc song vẫn còn một số số hạn chế như hướng phát triển không rõ ràng theo trục nào, trong 5 trục thì trục nào là trục chính? Bên cạnh đó, tư duy quy hoạch không theo kịp phát triển.

“Vấn đề nữa là xây dựng không gian ngầm, nếu không có không gian ngầm thì đừng nói đến phát triển”, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhìn nhận quy hoạch phát triển Thủ đô nên theo chiều sâu với sự kết hợp của các loại hình đô thị. Cùng với đó là chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa xã hội của Thủ đô. “Để gìn giữ được những bản sắc văn hóa riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hằng ngày ngay từ khâu xây dựng quy hoạch”, TS. Nguyễn Đức Kiên gợi ý.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung. Đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác lập quy hoạch Thủ đô mà thành phố đang triển khai thực hiện, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về kết quả xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội và 38 năm xây dựng huyện Lâm Hà vào chiều nay, 19/5.

Công nhân, người lao động trong khu vực doanh nghiệp luôn học tập và làm theo Bác Hồ bằng những công việc hàng ngày; luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, nâng cao hiệu suất công việc, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của Thủ đô

Nhiều hoạt động ý nghĩa được các địa phương tổ chức trong sáng 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội đã khởi công án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 20 nghìn tỷ, sau khi hoàn thành vào năm 2027 sẽ là một trong những cây cầu biểu tượng của Thủ đô.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của từng cán bộ, đảng viên Thủ đô đã góp phần thực hiện lời dạy của Người: Đảng bộ Hà Nội phải làm gương cho các đảng bộ khác.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 19/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.