Quy hoạch để thay đổi giá trị BĐS, minh bạch thị trường
Lớn lên ở quận Long Biên, nhưng khi lấy vợ, hai năm nay anh Trịnh Hoàng Trung chuyển sang sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ con lớn, gia đình lại muốn quay về sống gần ông bà nội, nên anh Trung nhiều tháng nay đã dành không ít thời gian để đi tìm nhà ở quận Long Biên. Dù hiểu khá rõ về địa hình nhưng anh vẫn chưa tìm được căn nhà ưng ý, mặc dù với sự hỗ trợ lớn từ gia đình, anh đã có sẵn một khoản tiền không nhỏ.
Anh Trung cho biết: “Thay vì phải tự xây, tôi muốn chọn nhà xây sẵn. Mong muốn gần gia đình nên không có lựa chọn nào khác kể cả vào trong ngõ, gia đình hỗ trợ tôi phần lớn rồi.”
Tham gia kinh doanh bất động sản khu vực đã 5 năm, anh Tống Văn Tuân - Công ty bất động sản Tuấn 123 cho biết, giá nhà đất tại quận Long Biên không hề bị ảnh hưởng bởi sự trầm lắng của thị trường chung hay dịch bệnh, kinh tế suy thoái… Có khác chăng chỉ là việc ít có giao dịch. Đặc biệt, với những khu vực đã có quy hoạch, gần bờ sông Hồng ghi nhận nhiều sự tìm kiếm dù giá luôn tăng sau mỗi lần công bố quy hoạch.

Lấy cụ thể như con đường trở thành trục chính của quận Long Biên có điểm đầu là nút giao Ngọc Thụy, điểm cuối nối với cầu Trần Hưng Đạo, sau mỗi lần công bố, từ quy hoạch giao thông Hà Nội năm 2016, đến lấy ý kiến về phương án thiết kế và khởi công cầu Trần Hưng Đạo và mới đây là quy hoạch phân khu hai bờ sông Hồng, giá nhà đất trên con đường tăng nhanh chóng.
Anh Tuân cho biết: “Trước thời điểm của năm 2022 thì quỹ đất của Long Biên rất nhiều. Với các cán bộ viên chức nếu có 200-300 triệu cùng với vay ngân hàng thì có thể mua được. Tuy nhiên, đến nay giá của các mảnh đất như vậy đã gấp 2,3 lần.”
Để xác định giá trị bất động sản, vị trí sẽ là yếu tố hàng đầu. Với thói quen lâu nay của người dân khi mua sắm luôn muốn tiện lợi nghĩa là dừng bất kể đâu cũng có thể mua được đồ nên nhà đất bám mặt đường không chỉ tạo ra kế mưu sinh mà luôn giữ giá trị kinh tế lớn. Đường càng rộng, càng to, bất động sản càng trở nên có giá trị. Vậy nên tin quy hoạch luôn được săn đón nhằm tìm kiếm lợi nhuận của sản phẩm bất động sản trước và sau khi công bố. Đây cũng là nguyên nhân mà ở các năm trước, nhiều người đã bị dính bẫy đầu cơ bởi những tin tức ảo, từ đó thổi giá hay đẩy giá, gây lũng đoạn thị trường. Với Hà Nội hiện nay, dù việc dùng công nghệ để kiểm tra các thông tin liên quan đến quy hoạch khá dễ dàng nhưng việc kiểm tra giấy tờ pháp lý vẫn được nhiều chuyên gia lưu ý, nhất là ở các vùng đất mới trong quy hoạch hai bờ sông Hồng.
Theo kế hoạch, Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ triển khai điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm song song với Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng yêu cầu khoảng quý II/2024 báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị.


Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
0