Quy định về bán nhà ở xã hội sau 5 năm

Theo quy định trước đây, một căn nhà ở xã hội khi chuyển nhượng phải đóng 50% tiền sử dụng đất, rơi vào khoảng 120-200 triệu đồng. Với quy định mới tại Luật Nhà ở 2023, người dân sẽ không phải mất phí này.

Tại Điểm e, Khoản 1, Điều 89, Luật Nhà ở 2023 quy định: Sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu, nếu đã được cấp giấy chứng nhận. Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ, phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 42 Nghị định số 100 năm 2024 quy định: Việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm. Theo đó, ngoài các khoản phải nộp theo quy định, bên bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất. Thời điểm tính tiền sử dụng đất là thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ để công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 198 Luật Nhà ở 2023 quy định: Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất trước ngày luật này có hiệu lực, mà đến ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định.

Đối với trường hợp bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở mà thực hiện chuyển nhượng sau ngày 1/8/2024 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) thì không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập.

Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập. Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực, mà vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.

Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.

Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.

Chính quyền các xã, phường, thị trấn thời gian qua đã thể hiện quyết tâm cao trong việc xử lý tình trạng lấn chiếm đất công, đất dự án chưa triển khai trên địa bàn, đặc biệt trong quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Nhiều ý kiến cho rằng, một số điểm trong Luật Đất đai 2024 nên cân nhắc kỹ trước khi sửa đổi, do luật mới có hiệu lực chưa được một năm.