Quy định mới về thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT

Thông tư 05 của Bộ Giáo dục quy định thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT là 35 tuần, thay vì quy định là 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT ngày 7/3/2025 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.

Theo đó, Thông tư quy định thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT là 35 tuần thay vì quy định là 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ. Đồng thời, Thông tư cũng bổ sung 2 tuần dự phòng để giáo viên hoàn thành các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (theo điểm a khoản 1 Điều 5).

So với quy định cũ, Thông tư 05 bổ sung quy định về nguyên tắc xác định chế độ làm việc của giáo viên. Cụ thể, thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 1 năm học và số tiết dạy trung bình trong 1 tuần (theo khoản 1 Điều 3).

Ảnh minh hoạ.

Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 1 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần; tổng số tiết dạy vượt trong 1 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động (theo khoản 2 Điều 3).

Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường.

Theo Báo Chính phủ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Học sinh có nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông tư thục đăng ký dự tuyển từ ngày 21/4.

Thí sinh có thể bị trừ từ 25%, thậm chí bị điểm 0 nếu vi phạm quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ áp dụng phương thức xét tuyển để tuyển học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế (IAPP) vừa được Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ công bố.

Đến năm 2030, cả nước có gần 11 nghìn giáo viên, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, trong đó, số lượng cần được bổ sung mới là gần 6.500 người.

Năm học 2025 - 2026, mỗi học sinh Hà Nội có thể đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên của hai trong bốn trường chuyên trên địa bàn thành phố.