Quốc tế phản ứng trước mức thuế quan mới của Mỹ

Các biện pháp thuế quan của Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen lên tiếng chỉ trích quyết định áp thuế của Mỹ, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. EU cũng khẳng định sẵn sàng có biện pháp đáp trả nếu đàm phán với Washington thất bại.

Bà Ursula Von Der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: "Kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất nặng nề. Sự bất ổn sẽ leo thang và kích thích làn sóng bảo hộ thương mại". Bà Von der Leyen cũng cho biết EU đã hoàn thiện gói biện pháp đầu tiên nhằm đáp trả thuế thép của Mỹ, với kế hoạch đánh thuế lên tới 26 tỷ euro (28,4 tỷ USD) hàng hóa Mỹ ngay trong tháng này.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa kêu gọi tăng cường đàm phán thương mại với các đối tác quan trọng như Mercosur, Mexico và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố, nước này sẽ công bố và triển khai một chương trình nhằm củng cố nền kinh tế toàn diện, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh Mỹ đưa ra kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Trong khi đó, Thái Lan, quốc gia phải chịu mức thuế 36%, khẳng định đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại công bằng nhằm giảm thiểu tác động, đồng thời chuẩn bị các đề xuất hợp tác dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ cao.

Trung Quốc kiên quyết phản đối quyết định áp thuế đối của Mỹ, cho biết sẽ thực hiện các biện pháp ứng phó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Ông Quách Gia Khôn, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không có bên nào chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại và chiến tranh thuế quan và không có lối thoát cho chủ nghĩa bảo hộ. Trung Quốc kêu gọi Mỹ thay đổi và đàm phán với các nước trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, để giải quyết các bất đồng thương mại theo cách bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi".

Phát biểu trước báo giới tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết mức thuế 24% đối với hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với nền kinh tế nước này.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho hay: “Nhật Bản là nhà đầu tư toàn cầu lớn nhất tại Mỹ kể từ năm 2019. Các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan đơn phương của mình ở nhiều cấp độ khác nhau, chúng tôi vô cùng thất vọng và lấy làm tiếc vì các biện pháp như vậy vẫn được thực hiện”.

Ngay sau thông báo của Mỹ vào ngày 2/4, thị trường tài chính toàn cầu đã rơi vào tình trạng biến động mạnh. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, trong khi các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và châu Âu lao dốc. Nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.