Quảng bá văn hóa thổ cẩm gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt

Với khoảng 40 dân tộc cùng sinh sống, tỉnh Đắk Nông ở phía nam Tây Nguyên là nơi sở hữu những tinh hoa văn hóa thổ cẩm vừa đa dạng, phong phú, vừa đặc sắc, độc đáo. Làm thế nào để bảo tồn, phát huy, biến những tinh hoa này thành giá trị thiết thực phục vụ đời sống đồng bào đang là vấn đề được Đắk Nông tập trung thực hiện.
Ðây là nghề thủ công truyền thống được phát triển sớm và rộng khắp ở khắp các bon, buôn của tỉnh. Những tấm vải thổ cẩm đến nay vẫn được coi là lễ vật trong đám hỏi, đám cưới hay quà kỷ niệm trong những dịp trọng đại.Hoa văn thổ cẩm phần lớn là hình ảnh chim muông, hoa lá, hạt giống, hiện tượng thiên nhiên hay mô phỏng hoạt động con người, song mỗi tộc người lại có cách bố cục đường nét, mầu sắc khác nhau.
Chẳng hạn, mầu chủ đạo trên vải thổ cẩm của người M’Nông là đen và xanh; của người Ê Ðê là đỏ và đen, còn của dân tộc Mạ lại là trắng và đỏ…Chính điều này đã dệt nên bức tranh đa sắc cho thổ cẩm Ðắk Nông, đưa tinh hoa thổ cẩm nơi đây trở thành di sản văn hóa đáng tự hào của người dân toàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ, nghề dệt thổ cẩm ở Ðắk Nông không tránh khỏi nguy cơ mai một. Trong nhiều dịp sinh hoạt, những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống dần được thay bằng những trang phục hiện đại. Các nghệ nhân biết dệt thổ cẩm ngày càng ít. Số nghệ nhân có kinh nghiệm truyền dạy đã ở tuổi xưa nay hiếm.
Trong khi đó, lực lượng lao động trẻ chẳng mấy mặn mà với nghề truyền thống, dẫn đến khủng hoảng đội ngũ kế cận để duy trì nghề. Một số người có khả năng dệt tốt nhưng lại không có nguồn vốn, không có đầu ra cho sản phẩm cho nên cũng tự chuyển sang nghề khác để mưu sinh…
Nhận diện thực trạng trên, đứng trước vấn đề cấp bách phải tìm giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm các dân tộc thiểu số, Ðắk Nông đã tiến hành tổng kiểm kê trên toàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ðắk Nông Nguyễn Minh Quang cho biết: Qua kiểm kê 147 bon, buôn, bản có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh hiện có 643 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm truyền thống, trong đó 50 nghệ nhân có khả năng truyền dạy.
Năm 2019, Sở đã chủ trì thực hiện đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Ðắk Nông". Qua đó, tiến hành sưu tầm và thiết kế các mẫu hoa văn đặc trưng của năm dân tộc Mạ, Ê Ðê, M’Nông, Dao, H’Mông; trên cơ sở đó cải tiến mẫu mã sản phẩm thổ cẩm truyền thống và ứng dụng trên các trang phục hiện đại nhằm phục vụ khách du lịch và quảng bá.
Hiện nay, Sở cũng đang tham mưu thực hiện việc xuất bản sách đối với đề tài nói trên; tiến hành xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống dệt, trang trí hoa văn truyền thống của dân tộc M’Nông trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào di sản cấp quốc gia. Ðồng thời, tỉnh triển khai mô hình dệt thổ cẩm tại xã Nhân Ðạo, huyện Ðắk R’Lấp và xã Quảng Khê, huyện Ðắk Glong trong dự án mô hình giảm nghèo bền vững năm 2020 để tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn…
Năm 2020, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tỉnh Ðắk Nông vẫn quyết tâm tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ hai nhằm tạo điều kiện để các nghệ nhân dệt thổ cẩm giao lưu, học hỏi, khuyến khích họ giữ nghề và nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo tồn, phát huy tinh hoa hoa văn thổ cẩm các dân tộc.
Lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 24 đến 29-11-2020 tại Ðắk Nông với sự tham dự của 14 tỉnh, thành phố trên cả nước, cùng nhiều hoạt động đặc sắc như: Triển lãm Không gian văn hóa thổ cẩm; thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam, trình diễn Fashion show - thổ cẩm; lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ðắk Nông, hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020…
Đây là hoạt động văn hóa - du lịch đa dạng góp phần tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, thực hiện định hướng phát triển làng nghề thổ cẩm, từ đó tăng thu nhập cho người dân, tạo sản phẩm du lịch mang thương hiệu thổ cẩm Ðắk Nông…


Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0