Quản trị tinh gọn giúp doanh nghiệp tăng 20-30% năng suất

Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.

Thành lập được hơn bốn năm, Công ty Cổ phần Chính xác TCI đã có hơn ba năm thực hiện chuyển đổi quản trị tinh gọn. Sau khó khăn bước đầu trong áp dụng, đến nay chất lượng sản phẩm của Công ty đã được cải thiện đáng kể, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Ông Trịnh Đắc Hoàn, Phó Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Chính xác TCI cho biết: "Nếu như trước kia, tỷ lệ hàng hủy của chúng tôi khoảng 3,4%, thì sau làm LEAN trong hai năm, chỉ số này giảm xuống còn 1,5%; và năm tiếp theo chúng tôi giảm xuống còn 0,8%. Hiện nay chúng tôi còn đang giảm tiếp".

Theo Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cả nước hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; trong đó hơn 300 doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, trong ba năm gần đây, Hiệp hội đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức "Mạng lưới chuyển đổi quản trị tinh gọn" với năm thành viên sáng lập. Tham gia mạng lưới, các doanh nghiệp có kinh nghiệm sẽ lan tỏa những thông lệ tốt, từ đó giúp họ chuyển đổi sản xuất, nâng cao năng suất.

Ông Phạm Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam đánh giá: "Con số bước đầu cho thấy các doanh nghiệp có thể tăng năng suất từ 20-30% cho năm đầu tiên. Và sau đó có thể duy trì ở mức 15-20% ở những năm tiếp theo. Chu kỳ quay vòng của đầu tư nguyên vật liệu có thể giảm 3-4 lần về 3-7 ngày thay vì trước đây 4-6 tuần. Các thay đổi như vậy đã góp phần giúp giảm giá thành sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ thắng chào  với khách hàng".

Ông Trần Xuân Quang, Giám đốc Công ty GSS, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho rằng, không quan trọng doanh nghiệp nhỏ hay lớn, quan trọng là định hướng của doanh nghiệp như thế nào; đối tác của doanh nghiệp có quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay không... việc đó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng lớn.

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có cho doanh nghiệp trong nước với những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn vận hành, trách nhiệm xã hội, số hóa sản xuất và tối ưu năng suất. Việc tiến hành tinh gọn, cắt giảm lãng phí trong sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.