Quản lý tuân thủ thuế, phương thức quản lý hiện đại
Cả nước hiện có gần 1 triệu doanh nghiệp, hơn 3 triệu hộ kinh doanh và 27 triệu cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cùng với chủ trương đẩy mạnh hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành những thách thức lớn trong quản lý thuế.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta còn 11 triệu hộ dùng đất phi nông nghiệp cùng với triệu 7 triệu đang thực hiện thuế thu nhập cá nhân, làm sao cơ quan thuế có thể quản lý được từng ấy đối tượng và như vậy buộc phải quy định quản lý rủi ro và điều này đã được quy định trong luật quản lý thuế và có khái niệm quản lý rủi ro là gì để làm thế nào tăng cường tính tuân thủ đối với người nộp thuế".

Việc quản lý tuân thủ thuế trong nền kinh tế số gặp nhiều khó khăn hơn so với nền kinh tế truyền thống. Các giao dịch diễn ra trên môi trường mạng, thông qua các nền tảng số, khiến cho việc theo dõi, kiểm soát và quản lý không hề đơn giản. Vì thế, áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ là cần thiết đối với cơ quan thuế.

Theo chuyên gia JICA, việc quản lý thuế hiện đại sẽ giúp cho người nộp thuế tránh rủi ro về thuế, họ chấp hành nghĩa vụ thuế được tốt hơn và tuân thủ pháp luật thuế một cách tự nguyện.
Ông Noguchi Daisuke - Chuyên gia JICA cho hay: "Tôi đánh giá cao việc quản lý thuế theo hướng hiện đại của Việt Nam, việc tuyên truyền chính sách thuế, tập huấn cho người nộp thuế, đẩy mạnh các giao dịch thuế qua mạng, đặc biệt quản lý thuế bằng công nghệ mới, quản lý rủi ro về thuế sẽ đem lại hiệu quả cho cơ quan quản lý và người nộp thuế tuân thủ tốt pháp luật".
Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ tổng thể theo định hướng, hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý tuân thủ tổng thể tại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế theo nguyên tắc phân tích rủi ro, quản lý tuân thủ về thuế.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
0