Quận Hoàn Kiếm sáp nhập, còn nhiều yếu tố cần cân nhắc
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã sáng 31/7, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của thành phố thuộc diện sáp nhập giai đoạn 2023-2025, cùng với 176 xã trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm chủ trương của Quốc hội
Đối chiếu quy định của Trung ương, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập.
Giai đoạn 2019-2021, thành phố Hà Nội đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường. Hiện thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã) và 579 đơn vị hành chính cấp xã (383 xã, 175 phường, 21 thị trấn). Sau khi sắp xếp, Thành phố đã bố trí lại số lượng cán bộ, công chức dôi dư đảm bảo đúng theo quy định.
“Chế độ chính sách đối với số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư được thực hiện kịp thời và có chính sách hỗ trợ thêm, từ đó đã tạo được đồng thuận cao”, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nói.

Chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cho rằng quá trình sắp xếp phải chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; quan tâm chế độ, chính sách đặc thù trong quá trình thực hiện sắp xếp…
Để đạt kết quả tốt, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Hà Nội xác định phải tập trung tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Cùng với đó, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu.
"Quá trình tổ chức thực hiện sẽ chú trọng công tác tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phương án xử lý tài sản công; nguồn lực đầu tư kết nối hạ tầng giao thông; tiêu chí đô thị... bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu", Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến nhân dân
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần chung của sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; và mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phải bảo đảm đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, không cầu toàn, không nóng vội, bảo đảm ổn định của hệ thống chính trị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước và quận Hoàn Kiếm lại là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích nổi tiếng. Nhất là hồ Hoàn Kiếm với sự tích Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần cho Rùa vàng sau khi đuổi xong giặc ngoại xâm.
Nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng, tôn giáo như quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19/8, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội…

Bất cứ cái tên nào trong số này cũng khiến nhiều người khắc khoải nếu phải có dịp xa Hà Nội, kể cả với những người từng hoặc chưa từng được đặt chân tới Thủ đô. Nó không chỉ đơn thuần là một địa danh, một di tích bình thường.
Đó là tình yêu đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc, hội họa, trở thành niềm tin và hy vọng, thành cảm hứng của biết bao thế hệ.
Bởi lẽ, Hoàn Kiếm đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội. Nhắc đến Hà Nội người ta lại nhắc đến 36 phố phường, mà 36 phố phường đó lại nằm trọn hầu hết ở quận Hoàn Kiếm.
Sáp nhập các đơn vị hành chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu lực hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến lịch sử, đến văn hóa của Hà Nội, do đó không thể máy móc, cứng nhắc. Cho nên, thành phố Hà Nội sẽ xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, các nhà khoa học, lịch sử và đơn vị liên quan để có hướng đi đúng, đúng với chủ trương, chính sách của Quốc hội, cũng như tạo động lực mạnh hơn giúp Hoàn Kiếm tiếp tục phát triển KT-XH./.


Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.
Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.
UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1250 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thời gian khởi công 3 dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Hồng gồm Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0