Quận Hà Đông có bất lực với việc GPMB kênh La Khê?

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (Trạm bơm Yên Nghĩa) thuộc quận Hà Đông, cơ quan chức năng đã tiếp nhận khiếu nại của hàng chục hộ dân đang sinh sống tại các tổ dân phố phường Quang Trung vì lý do không được đền bù thỏa đáng.

Theo phản ánh của các hộ dân đang sinh sống tại tập thể dược Quân khu 3, thuộc tổ 8 phường Quang Trung, quận Hà Đông. Năm 1987, theo lệnh điều động phân công của quân khu, những người lính di dời đến khu vực này xây nhà, sinh sống, trồng dược liệu sản xuất thuốc cho quân đội, họ đã sinh sống ổn định hàng chục năm ở đây. Năm 2013 theo thông báo của chính quyền, thực hiện việc kiểm đếm, giải tỏa phục vụ Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội, các hộ dân đã được mời họp và nhận thông tin sẽ được bố trí tái định tại khu B Yên Nghĩa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại việc đền bù, bố trí tái định cư không được thực hiện theo như thông báo từ phía chính quyền. 

Những hộ dân sống tại tổ dân phố 14, 15 đường Ngô Quyền phường Quang Trung cũng trong tình cảnh tượng tự. Nằm trên đất thuộc dự án, nhà cửa xuống cấp, sửa cũng không được, ở cũng chẳng xong, nhà sập phải đi ở nhờ. Nhiều hộ gia đình đã ở gần 50 năm, được cơ quan nhà nước, công ty bàn giao nhà để ở khi nhận được thông báo thu hồi, các hộ dân nhận được thông báo giá đền bù không mua nổi 10 mét đất tại quận Hà Đông.

Theo người dân, họ rất đồng thuận với việc Thành phố Hà Nội triển khai dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa nhưng với việc xác định nguồn gốc đất, cộng với số tiền đền bù quá thấp như hiện nay sẽ khiến họ chưa thể dời ngôi nhà duy nhất đang sống để bàn giao mặt bằng cho dự án. Đề nghị, UBND quận Hà Đông cần xin Thành phố có cơ chế đặc thù để thực hiện phương án đền bù tái định cư đảm bảo quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của người dân. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.