Quân đội Đức sẽ bổ sung thêm 75.000 binh sĩ

Đức sẽ cần thêm ít nhất 75.000 binh sĩ để thực hiện các cam kết của mình đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi liên minh này triển khai kế hoạch phòng thủ mới.

Theo đó, NATO và các nhà hoạch định quân sự của các quốc gia thành viên liên minh đang nỗ lực biến các kế hoạch thành yêu cầu cụ thể, xác định tình trạng thiếu binh lực, vũ khí và các thiết bị quốc phòng cần thiết.

Đức sẽ cần thêm ít nhất 75.000 binh sĩ để thực hiện các cam kết của mình

Tại hội nghị ở Vilnius (Litva) vào năm ngoái, các nhà lãnh đạo NATO đã ký kết các kế hoạch phòng thủ mạnh mẽ và chi tiết nhất của khối kể từ Chiến tranh Lạnh, củng cố cam kết đầu tư quốc phòng.

Quân đội Đức có khoảng 180.000 binh sĩ trong biên chế

Theo tờ Tấm gương, các yêu cầu mới của NATO đồng nghĩa với việc quân đội Đức sẽ cần bổ sung 75.000 binh sĩ vào các quân đoàn, sư đoàn và lữ đoàn đồng minh để thực hiện các kế hoạch phòng thủ.

Quân đội Đức có khoảng 180.000  binh sĩ trong biên chế và đang đặt mục tiêu tăng quân số lên khoảng 200.000. Hiện Bộ Quốc phòng Đức chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.