PVN ký kết các thỏa thuận cho dự án 12 tỷ USD
Đây là dự án trọng điểm quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng, biển đảo… Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, bao gồm nhiều dự án thành phần, có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam.
Bốn thỏa thuận đã được ký kết, gồm:
- Hợp đồng mua bán khí.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê các chủ vận chuyển.
- Hợp đồng bán khí Lô B giữa bên bán (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) với bên mua (Tổng Công ty Phát điện 2).
- Hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ giữa các chủ mỏ và hhủ vận chuyển.
Nguồn khí Lô B cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, II, III, IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW). Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện - đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0