Phương Tây ồ ạt đưa vũ khí tới Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, Anh đã bắt đầu khởi động lại các dây chuyền sản xuất và tăng cường sản xuất đạn pháo để gửi đến Ukraine. Ở Tây Nam nước Anh các sĩ quan nước này đang huấn luyện các binh sỹ Ukraine trên xe tăng Challenger-2. Anh đã huấn luyện các kỹ năng chiến đấu cơ bản bằng máy bay không người lái cho hơn 10.000 binh sỹ Ukraine kể cuối tháng 1/2023. Anh và các nước phương Tây khác đã tăng quy mô cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay. Ông Wallace cho biết Anh có thể cung cấp thêm xe tăng Challenger ngoài 14 chiếc đã hứa.
Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh Châu Âu bàn giao xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine. Việc chuyển giao này diễn ra nhân chuyến thăm của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tới Kiev và tròn 1 năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phía Ba Lan cũng thông báo, 14 xe tăng bổ sung do Đức sản xuất cho Ba Lan sẽ sớm được chuyển đến Ukraine.
Xe tăng Leopard 2 được đánh giá là mẫu xe tăng có thể chống mìn tự chế, tên lửa và súng phóng lựu chống tăng. Đây được coi là khí tài quân sự quan trọng có thể giúp Ukraine giành thêm bước tiến trên chiến trường. Hiện nay một số quốc gia khác gồm Mỹ, Anh và Đức cũng đã hứa gửi xe tăng tới Ukraine. Riêng phía Mỹ cho biết sẽ gửi 31 xe tăng Abrams dòng M1.
Trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul và 4 thành viên khác của Hạ viện, Tổng thống Ukraine từng tuyên bố sẽ soạn thảo một bản yêu cầu về vũ khí tấn công mà Kiev cần viện trợ để gửi tới Washington. Hiện chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Hội đồng An ninh Quốc gia vẫn còn bất đồng về việc chuyển "vũ khí nào và thời gian chuyển" cho Ukraine.
Trong các tuyên bố, phía Nga luôn bày tỏ sẵn sàng trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, nhưng với điều kiện phương Tây phải ngừng viện trợ quân sự cho Kiev và Ukraine phải thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ, nghĩa là công nhận các vùng Nga sáp nhập.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này quan ngại khi phương Tây ồ ạt cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Kiev, trong đó có các xe tăng hạng nặng và máy bay chiến đấu. Ông Orban cũng bày tỏ lo ngại về kịch bản một số nước Liên minh Châu Âu (EU) có thể gửi quân tới Ukraine trong tương lai.


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Điện Kremlin đã lên tiếng trước những tuyên bố ngày 10/5 của châu Âu và Ukraine về việc triển khai một lệnh ngừng bắn 30 ngày với Nga trong tuần tới.
Ngày 10/5, Pakistan đáp trả việc Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này, Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ, nhắm mục tiêu vào nhiều căn cứ bao gồm một địa điểm lưu trữ tên lửa ở miền Bắc quốc gia láng giềng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.
Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
0