Phương án cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp 2024

Ngày 4/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cho những thí sinh chưa vượt qua trong kỳ thi năm 2024.

Từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 và các năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp theo nội dung chương trình Giáo dục Phổ thông đã được học. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi của học sinh trong việc đạt được tấm bằng tốt nghiệp.

Tuy vậy, hiện chưa có phương án thi cụ thể được đưa ra cho nhóm thí sinh này. Năm 2024 là năm cuối cùng mà thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ. Từ năm 2025, kỳ thi sẽ được điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Từ năm 2025, kỳ thi sẽ được điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ, thí sinh phải thi bốn môn, bao gồm ba môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn (thí sinh chọn một trong hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội).

Tuy nhiên, từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có bốn môn thi, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán và Văn. Thí sinh cũng phải chọn thêm hai môn thi từ 9 môn còn lại, bao gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Nội dung đề thi cũng sẽ được thiết kế để đánh giá năng lực của học sinh và tuân thủ mục tiêu của chương trình mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết rằng các thông tin cụ thể về phương án thi sẽ được đưa vào điều khoản chuyển tiếp của Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã xác nhận rằng nguyên tắc quan trọng nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Đối với những thí sinh không đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Phổ thông 2006, Bộ sẽ xem xét tổ chức thi vào năm 2025 với hai đề thi khác nhau. Một đề sẽ theo nội dung của Chương trình Phổ thông 2018 và đề còn lại sẽ theo nội dung của Chương trình Phổ thông 2006.

Theo tỷ lệ tốt nghiệp THPT, số lượng thí sinh không đỗ cũng rất ít, do đó không có nguy cơ gây lãng phí về kinh phí. Việc sử dụng kinh phí này cũng đảm bảo rằng quyền lợi của học sinh được đáp ứng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.

5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.

Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.