Phúc Thọ: Thửa đất 69,8 triệu đồng/m2 vẫn được rao bán chênh
Bên trong hội trường, khi cuộc đấu giá mới đang ở giai đoạn phổ biến quy chế, tuy nhiên, đội ngũ môi giới, đầu cơ đợi bên ngoài đã chuẩn bị sẵn sàng thông tin, xác định mức chênh theo vị trí thửa đất.
Theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn đối tượng tham gia cuộc đấu giá này là dân chuyên nghiệp đến từ nơi khác, người dân địa phương rất ít.

Trong danh sách người trúng đấu giá, chỉ có một khách hàng ở xã Trạch Mỹ Lộc và một người tại xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ. 43 thửa đất trúng đấu giá còn lại đã được giới đầu cơ thâu tóm. Và kịch bản quen thuộc lại tái diễn. Ngay sau khi có kết quả, các thửa đất được rao bán ngay tại cửa nơi tổ chức cuộc đấu giá cũng như tại hạ tầng khu đất với mức chênh từ 150 - 450 triệu.
Giá trúng thửa đất cao nhất tiếp tục xác lập kỷ lục mới với 69,8 triệu đồng/m2. Người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 9 tỷ đồng để sở hữu thửa đất. Mặc dù cao phi lý như vậy, nhưng thửa đất này cũng được giao bán chênh ở mức rất cao.

Điệp khúc nhà nước tổ chức đấu giá đất, đất bị giới đầu cơ thâu tóm vẫn tiếp diễn, người có nhu cầu ở thực khó có thể tiếp cận, hoặc muốn sở hữu thì phải bỏ ra thêm mức tiền chênh khá lớn. Vô hình trung giá đất ngày càng bị đẩy lên cao vượt xa giá trị thực. Nhiều khu vực còn bị lợi dụng để thổi giá, trục lợi. Ví dụ như cuộc đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/08 vừa qua, khi mà giá bị đẩy lên quá cao và chỉ có 13 trường hợp nộp tiền, còn lại bỏ cọc. Hệ lụỵ của tình trạng này là tạo ra thị trường đất nền giá ảo, đất đấu giá không lướt được thì bỏ hoang gây lãng phí.
Đã đến lúc nhà nước cần xem xét và có những quy định cụ thể về thời hạn đưa đất vào sử dụng sau khi trúng đấu giá để hiện thực hóa mục tiêu đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0