Phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành nông nghiệp của nhiều huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề. Thời điểm này, các địa phương đang khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ, phục hồi sản xuất, cung ứng hàng hoá ra thị trường.

Mưa lũ đã làm hơn 500 ha lúa của người dân huyện Ứng Hòa ngập nặng và mất trắng. Ngâm nước lâu ngày, những bông lúa gần đến ngày được thu hoạch đã nở mầm. Xót của, người dân ra đồng thu hoạch lúa nảy mầm về làm thức ăn cho gia cầm.

Ông Trần Mạnh Hà (thôn Triều Khúc, xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa) chia sẻ: “Toàn khu vực của thôn bị nước sông Đáy tràn vào rất nhanh, không kịp trở tay. Cho đến thời điểm này, nước đã rút nhưng hầu hết diện tích lúa của bà con đều bị hỏng”.

500 ha lúa của người dân huyện Ứng Hòa ngập nặng và mất trắng.
500 ha lúa của người dân huyện Ứng Hòa ngập nặng và mất trắng.

Còn tại trại chăn nuôi của gia đình ông Ngô Văn Thế (xã Phú Cát, huyện Quốc Oai) hiện đang chăn nuôi hơn 5.000 con gà đẻ. Trong đợt mưa bão vừa qua, mặc dù chỉ bị thiệt hại về cơ sở vật chất, tuy nhiên do nước lên nhanh khiến khu vực quanh trại bị ngập úng, gây khó trong việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ.

Ở xã Phú Cát còn nhiều hộ chăn nuôi nằm ngoài đê với số lượng gà thịt và gà đẻ lên tới hàng nghìn con. Khi cơn bão đi qua, do ảnh hưởng của nước sông Tích lên cao khiến các khu trại bị cô lập, chính quyền và hội nông dân đã khẩn trương hỗ trợ di chuyển đàn gà lên vùng an toàn, tập trung giúp đỡ các hộ chăn nuôi đảm bảo vẫn duy trì được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Phùng Văn Hưng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Cát, huyện Quốc Oai cho biết: “Chúng tôi cũng đã đến nhà các hộ dân để giúp đỡ. Hiện nay, một số hộ dân đã được di chuyển lên cao và chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình để vận chuyển đồ đạc cùng người dân”.

Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội và các địa phương đã, đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất ngay sau khi nước lũ rút. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, do đó, các địa phương, hộ chăn nuôi cần cân nhắc trên cơ sở thực tế để bố trí cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi hợp lý, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Người cao tuổi TP. Hà Nội ngày 6/5 đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị kỹ các nội dung đàm phán; căn cứ yêu cầu của Việt Nam và đề xuất của Hoa Kỳ, căn cứ kết quả nghiên cứu, các điều kiện cụ thể của Việt Nam và bảo đảm các cam kết quốc tế để đưa ra phương án đàm phán phù hợp, thể hiện tinh thần xây dựng, thiện chí...

Với phong trào “Tuổi cao gương sáng”, thành phố đã có hơn 68.000 người cao tuổi tham gia vào các công việc của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Một đoàn kiều bào từ châu Âu sau khi tham gia diễu hành tại TP.HCM, đã đến thăm Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tại Hải Phòng và Lữ đoàn 170 - đơn vị tàu chiến đấu trấn giữ vùng biển Đông Bắc thiêng liêng của Tổ quốc.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 7/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Cách đây 71 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã vang dội khắp năm châu, chấn động địa cầu. Góp phần làm nên thắng lợi lịch sử ấy là công sức của hàng vạn lượt thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người ngày đêm gùi thồ, vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch.