Phụ nữ cao tuổi chịu nguy cơ cao phân biệt đối xử
Sáng 22/5, tại Kỳ họp thứ 7, báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025; 25% chỉ tiêu đạt một phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.

Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Ngày 9/4/2024, Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025-2027. Điều này thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách, thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nỗ lực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhất là việc tham gia chính trị của phụ nữ, tại các cấp.
Một số thách thức đối với vấn đề bình đẳng giới cũng được Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, tại nội dung thẩm tra báo cáo của Chính phủ như khoảng cách giới khi già hóa dân số. Phụ nữ Việt Nam chiếm 57,82% dân số cao tuổi và có tỷ lệ cao hơn so với nam giới là người cao tuổi ở tất cả các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới. Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống một mình, cô đơn, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.
Trên cơ sở báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 và báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, báo cáo làm rõ các vấn đề trình cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đã được nêu.


Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó có đề xuất công an cấp xã được khởi tố một số tội danh.
'Dược sĩ làm thuốc giả, hậu quả chẳng khác nào giết người hàng loạt' là phát biểu gây chú ý tại phiên thảo luận tổ chiều 20/5, khi Quốc hội góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Tội sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có nên giữ nguyên hình phạt tử hình cho loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này hay thay thế bằng hình phạt tù chung thân không giảm án?
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng vào sáng 20/5.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần có lộ trình chuyển toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp và xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026.
0