Phong trào 'Ba đảm đang'
Sau Hiệp định Geneve 1954, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc cách mang dân tộc dân chủ tiến tới thống nhất đất nước. Cả nước một lòng quyết tâm thắng Mỹ, miền Bắc sôi nổi thi đua với các phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba điểm cao” của công nhân viên chức, “Ba quyết tâm” của trí thức, “Hai giỏi” của phụ lão, thi đua “Năm tốt” của phụ nữ...
Ngày 5/2/1965, Hội phụ nữ huyện Đan Phượng đề xuất ý tưởng ra đời một phong trào mới có tên là “Ba đảm nhiệm”. Chỉ một tháng sau, đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ, phong trào được phát động. Ngay lập tức, chị em phụ nữ xã Song Phượng “lĩnh ấn tiên phong” mở đường cho cao trào thi đua mới. Trong ngày đầu tiên, đã có hơn 300 lá đơn tình nguyện tham gia.
Không lâu sau, “Ba đảm nhiệm” đã được đích thân Hồ Chủ tịch đổi tên thành “Ba đảm đang”: Đảm đang trong lao động sản xuất và công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm đang công việc gia đình để chồng, con yên tâm chiến đấu; Đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nếu quê lúa Thái Bình có "Chị Hai năm tấn" thì đồng ruộng Đan Phượng, “quê hương người gái đảm” cũng xuất hiện những "chị Hai bảy tấn, mười tấn" rất đáng tự hào. Ở Đan Phượng, 60 năm về trước, hễ gặp bất cứ một việc gì khó, vất vả đến mấy, chị em đều gọi đó là “Ba đảm đang”. Với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cày cuốc là vũ khí”, phụ nữ sôi nổi thi đua không nề hà khó khăn, gian khổ.
Không chỉ sản xuất, lao động giỏi, chị em còn hăng hái tham gia dân quân, sẵn sàng chiến đấu, biến “mỗi xóm làng thành một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”.
Chỉ sau hơn hai tháng phát động, từ Đan Phượng, “Ba đảm đang” lập tức trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi trên toàn miền Bắc. 1,7 triệu phụ nữ đã đăng ký tham gia, trong số này có 42 cá nhân và 9 đơn vị anh hùng; 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 phụ nữ là chiến sĩ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”.
Cả Thủ đô dấy lên phong trào “Phụ nữ Thủ đô đảm đang sản xuất, công tác thay thế nam giới đi chiến đấu, ra sức đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con tốt, phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm”. Trong sản xuất cũng như trong chiến đấu, phụ nữ Hà Nội thể hiện rõ nghị lực phi thường với khẩu hiệu “Địch đánh một ta làm mười”, “Địch đánh ban ngày ta sản xuất ban đêm”, “Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”...
Phụ nữ nông dân với tỷ lệ 70% đã trở thành lực lượng lao động chủ yếu trong nông nghiệp. Chị em chống hạn, chống úng, chống rét, làm thủy lợi, kiến thiết đồng ruộng, tham gia vào các tổ kỹ thuật, học cày bừa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi... Trong chiến tranh phá hoại, chị em “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, vật lộn với những cánh đồng bị bom đạn cày xới băm nát, san lấp hố bom, giữ vững diện tích gieo trồng.
Nét nổi bật ở thời kỳ này là lao động nữ tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nữ công nhân viên chức năm 1965 mới có 37,35%, đến năm 1968 tăng lên 51,03%. Với tỷ lệ 62,73% trong công nghiệp nhẹ, phụ nữ giữ vai trò quan trọng ở ngành sản xuất công nghiệp thành phố.
Tại nhiều nhà máy dệt, dược, may, rượu bia, chế biến thực phẩm, lao động nữ chiếm tỷ lệ tới 70-80%. Hưởng ứng phong trào “Giỏi một việc, biết nhiều việc” đạt năng suất “giành ba điểm cao”, Thủ đô thức dậy sớm hơn, chị em chịu khó học tập nắm các khâu sản xuất chủ yếu, phấn đấu đạt chỉ tiêu sản xuất hàng năm thay cho cả công nhân nam. Từ năm 1965-1968, nữ công nhân công nghiệp có hàng vạn sáng kiến, ý thức tự tin làm chủ công nghệ và kỹ thuật cao được nâng lên. Tiêu biểu cho phụ nữ Thủ đô có chị Cù Thị Hậu, công nhân Nhà máy 8/3 đã vươn lên đứng đầu hội thi thợ giỏi toàn ngành dệt, được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Ở lại hậu phương, các bà mẹ và các chị vừa thay thế người thân đảm đang việc nhà, nuôi già, dạy trẻ, vừa lao động sản xuất, công tác với tinh thần nỗ lực phi thường. Kể từ sau khi phong trào “Ba đảm đang” được phát động, đội ngũ cán bộ nữ khoa học kỹ thuật của Hà Nội phát triển rất nhanh.
Đến năm 1968, đã có 1.177 người gồm bác sĩ, dược sĩ cao cấp, giáo viên cấp III, kỹ sư công, nông nghiệp, xây dựng, cán bộ giảng dạy các trường đại học... chiếm 25% tổng số cán bộ tri thức. Chị em say mê tận tụy đem tri thức phục vụ đời sống sản xuất, chiến đấu.
Chị em hoạt động trong các đoàn nghệ thuật của Hà Nội lấy tiếng hát át tiếng bom, phục vụ đồng bào. Khơi nguồn cảm hứng từ thực tiễn sản suất, chiến đấu hào hùng, những nữ nhà văn và họa sĩ Thủ đô tình nguyện đi vào chiến trường để sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, đồng bào.
Trong lịch sử Thủ đô, chưa bao giờ phụ nữ tham gia vào cuộc chiến tranh nhân dân đông đảo với tinh thần gan dạ hy sinh và phát huy khả năng chiến đấu, phục vụ chiến đấu như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với khẩu hiệu “Tay búa, tay súng”, “Tay cày, tay súng”, phụ nữ tham gia 45% trong dân quân, 35% vào tự vệ, biên chế thành 117 trung đội và một đại đội toàn nữ. Trong ban chỉ huy từ tiểu đội đến tiểu đoàn, xã đội, nữ chiếm trên 30%. Chị em gan dạ, chỉ huy chiến đấu giỏi, lập nhiều thành tích xuất sắc.
Ngày 28/4/1967, không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trong điểm, trong đó có đập sông Đáy, nơi 38 cô gái thuộc Trung đội dân quân của hai xã Liên Hợp và Song Phượng (huyện Đan Phượng) đang thay phiên nhau trực chiến.
Những chiến công oanh liệt và tinh thần dũng cảm của chị em đã đi vào lịch sử Thủ đô, lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ Việt Nam, đánh dấu một thời kỳ vẻ vang nhất của phong trào phụ nữ Thủ đô, đóng góp xứng đáng vào phong trào cách mạng chung của nhân dân Hà Nội, góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Có thể nói, phong trào “Ba đảm đang” đã chứng minh khả năng cách mạng to lớn, phong phú của các tầng lớp phụ nữ Hà Nội, đưa phụ nữ Hà Nội vươn lên khẳng định vai trò trong công cuộc chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Thủ đô, khẳng định truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.


HANOITV News | 04/04/2025
Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.
Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
0