Phòng chống sốt xuất huyết phải từ cộng đồng

Theo CDC Hà Nội, đang là cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bởi thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng chưa được người dân duy trì.

Bà Đoàn Thị Vĩnh là cộng tác viên phòng chống dịch của xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ. Hàng tuần, bà đi đến từng nhà để kiểm tra các bể nước xem có thả cá hay chậu hoa cây cảnh có còn nước tồn đọng hay không.

Bà Đoàn Thị Vĩnh kể: “Nhiệm vụ của chúng tôi là tuyên truyền cho các hộ gia đình dọn dẹp hoặc là có muỗi thì sẽ thường xuyên kiểm tra nhà mình, mắc màn khi đi ngủ”.

Bà Vĩnh đi đến từng nhà để hướng dẫn kiểm tra các bể nước.

Nhờ những cộng tác viên như bà Vĩnh và chính quyền địa phương tổ chức ba đợt thả cá diệt bọ gậy nên từ đầu năm đến nay, xã Thuỵ Hương mới ghi nhận 10 ca sốt xuất huyết, đều đã khỏi bệnh.

Chính quyền địa phương tổ chức ba đợt thả cá diệt bọ gậy.

Ông Dương Đắc Lân - Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Hương, cho hay: “Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các tổ xung kích mỗi tháng ít nhất một lần đến từng hộ để diệt bọ gậy. Chúng tôi đã tuyên truyền năm 2024 được 32 chương trình phát thanh. Đối với các nhà trường, chúng tôi muốn thay đổi ý thức các cháu học sinh, đưa nội dung này vào các buổi học ngoại khóa để các cháu nhận thức được việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng chính quyền địa phương mà phải là của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân”.

Nước đọng chỉ một tuần là xuất hiện một lứa muỗi vằn truyền bệnh mới.

Tháng 8 đến tháng 10 là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 188 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 17 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận gần 1.800 ca bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.