Phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhờ tiêm phòng vắc xin
Bà Trần Minh Phương (xã Yên Sở, huyện Hoài Đức) đã đưa cháu nội ra trạm y tế xã để tiêm mũi ba phòng bệnh bạch hầu. Hiện toàn xã Yên Sở có khoảng 80 trẻ dưới hai tuổi trong độ tuổi cần tiêm phòng đủ bốn mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Bà Trần Minh Phương chia sẻ: “Cháu nhà tôi được 5 tháng tuổi nên tôi đưa cháu ra tiêm phòng mũi ba phòng bệnh bạch hầu. 18 tháng tôi sẽ tiêm nốt mũi bốn cho cháu. Vắc xin miễn phí nên tôi đưa cháu tiêm phòng kịp thời”.
Tại điểm tiêm chủng dịch vụ của CDC Hà Nội, chị Lê Thị Vân (phường Ái Mộ, quận Long Biên) đưa con nhỏ dưới hai tuổi đi tiêm mũi bốn phòng bệnh bạch hầu.

Bác sĩ Trần Thị Yến, Trạm trưởng Trạm y tế xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, cho hay: “Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm và lây qua tiếp xúc hô hấp, gây nguy cơ tử vong cao, cho nên người dân cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ”.
Theo các chuyên gia dịch tễ, tiêm phòng vắc xin bạch hầu cho trẻ là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. 15 năm qua, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc bạch hầu bởi tỷ lệ tiêm phòng bạch hầu luôn đạt trên 90%, tương ứng với 190 nghìn trẻ dưới hai tuổi mỗi năm.

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu đều có trong chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn.


Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
0