Phố cổ Hà Nội là điểm đến du lịch hấp dẫn
Kể từ khi được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng vào năm 2004, khu Phố cổ Hà Nội đã trở thành biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô. Quận Hoàn Kiếm đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời phát triển các hoạt động du lịch, thương mại, tạo nên một sản phẩm du lịch đặc sắc.
Trong suốt 20 năm qua, quận đã tổ chức nhiều lễ hội, triển lãm và các hoạt động nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là việc hình thành các không gian đi bộ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố cổ. Cho đến nay, hoạt động của các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã tạo ra sản phẩm du lịch mới của thành phố.
Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết: "Đảng bộ và chính quyền quận Hoàn Kiếm qua các thời kỳ đã quyết tâm thực hiện việc bảo tồn Phố cổ Hà Nội. Có rất nhiều dự án về giải phóng mặt bằng, bảo tồn khu di tích và chỉnh trang các tuyến phố, cải tạo hạ tầng kỹ thuật được triển khai đồng bộ trong 20 năm vừa qua".
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: “Hạ tầng cơ sở của Khu Phố cổ may mắn vẫn được giữ lại trên cơ sở quy hoạch kiến trúc cơ sở hạ tầng. Những biến động sau đó đã góp phần nâng cao giá trị của đô thị hiện đại và cũng từ đó tạo nên một phần cốt cách con người Hà Nội".
Là một người được sinh ra từ ngõ nhỏ phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, giáo sư sử học Lê Văn Lan mang nhiều niềm xúc cảm trong sự kiện kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ông và nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa cùng chính quyền sở tại đã nỗ lực trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích này trong cuộc sống hiện đại.
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết: “Khu phố cổ là nơi tôi tri ân, nơi tôi luôn nhớ, nơi tôi cống hiến về mặt trí tuệ, sức lực của mình. Và tôi tin tưởng những cố gắng của tôi cho Khu Phố cổ đã được ghi nhận".
Kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ là dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, những hoạt động đã triển khai, đồng thời, đưa ra những định hướng, kế hoạch tiếp theo. Trong đó, quận sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, các hoạt động nghệ thuật, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội.


Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.
Công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô có cơ hội đắm mình vào cảnh sắc và thiên nhiên Hồ Tây trong không gian nghệ thuật thú vị tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền.
0