Phiên tòa giả định xét xử tội phạm vị thành niên

Với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp cùng các văn phòng luật sư đã tổ chức phiên tòa giả định với đẩy đủ quy trình như một phiên tòa thực tế.

Vừa qua, phiên tòa giả định xét xử đối tượng thiếu niên điều khiển xe máy gây tai nạn chết người đã được thực hiện tại Trường THCS Bồ Đề, quận Long Biên.

Tại phiên tòa ngay giữa trường học, hơn 500 học sinh đã theo dõi từng diễn biến vụ án. Những tình tiết gay cấn và mức xử phạt nghiêm khắc, thích đáng giúp mỗi học sinh có cho mình nhiều bài học bổ ích.

Em Vũ Đình Minh Quân - Học sinh Trường THCS Bồ Đề, quận Long Biên chia sẻ: "Em được tham gia phiên tòa giả định và cảm thấy rất bổ ích. Phiên toà giả định giúp em hiểu rõ quy trình của một phiên tòa, giúp em hiểu hậu quả nghiêm trọng của một vụ tai nạn giao thông, qua đó em nhận thức và chấp hành tốt quy định pháp luật."

Trong phiên tòa giả định, bị can là người trong độ tuổi vị thành niên, tự tiện lấy xe của bố mẹ để đi đường gây tai nạn dẫn đến chết người. Những chi tiết này gắn liền với thực tế đời sống khi hiện nay, nhiều nhóm thanh thiếu niên chưa đủ tuổi lái xe vẫn ngang nhiên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng. Qua đó không những tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người khác mà còn khiến dư luận bất bình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự.

Luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho hay: "Phiên tòa giả định một mặt để tuyên truyền phổ biến pháp luật, giúp các em nắm rõ quy định; thứ hai là các em nhận diện được các hành vi ứng xử của các em trên không gian, môi trường học đường, đặc biệt là quá trình đi học."

Ngoài việc diễn án, các luật sư trong Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng thực hiện hoạt động giao lưu với các em học sinh. Nội dung hỏi, đáp nhằm mục đích giải thích pháp luật để học sinh hiểu thêm và nắm bắt sâu rộng các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh.

Mô hình phiên tòa giả định là một mô hình mới mà Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tiên phong đồng hành với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng phiên tòa giả định trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2024, tiếp tục nhân rộng trong năm 2025 nhằm hưởng ứng nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

Việc tổ chức phiên tòa giả định được xem là cách làm thiết thực, mang lại hiệu quả giáo dục đối với mọi người, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên và học sinh. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, thượng tôn pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.

Bô Giáo dục và Đào tạo sẽ mở cổng trực tuyến để thí sinh cả nước có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống quản lý thi của Bộ từ ngày 15/4.

Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh đang trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, là dịp để học sinh lớp 12 tiếp cận thông tin tuyển sinh mới nhất và kết nối với các chương trình đào tạo phù hợp.

Sự kiện “Nguyệt Vũ” diễn ra thành công tại tỉnh Yên Bái. Đánh dấu chặng cuối trong chuỗi hoạt động mùa thứ 6 của Libreria Project - một dự án cộng đồng, hướng tới phát triển văn hóa đọc và thu hẹp khoảng cách giáo dục cho học sinh vùng khó khăn.