Phiên họp thứ 3, Ban chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số

Chiều 17/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thứ ba Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thành phố. Phiên họp được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới các điểm cầu của các Sở, quận huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh: đây là phiên họp thứ 3, hiện công việc rất nhiều cần tiếp tục quyết tâm và quyết liệt. Đặc biệt là người đứng đầu các Sở, đơn vị cần phải hiểu rõ tầm quan trọng và có những giải pháp quyết liệt, tập trung triển khai những việc trọng tậm, cụ thể, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp. 

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc phiên họp

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo: Trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác cải cách hành chính được Thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đã có nhiều chuyển biến tích cực, như ban hành và triển khai Chỉ thị số 24 ngày 07/8/2023 đã góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố. Đến nay, đã có 47/79 nhiệm vụ đã hoàn thành, chiếm 59%.

Toàn cảnh phiên họp thứ 3, Ban chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số 

Về cải cách  thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thành phố đã ban hành 82 văn bản liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tập trung chủ yếu về thu phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng quy trình liên thông, triển khai Đề án một cửa hiện đại. UBND Thành phố đã ban hành 4 quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa 67 thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết của các Sở, 42 Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ theo phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính và phê duyệt 1.207 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính. Tính đến ngày 10/9/2022, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là: 1.896 thủ tục hành chính, trong đó cấp sở, cơ quan tương đương sở: 1.418 thủ tục, cấp huyện: 327 thủ tục và cấp xã là: 151 thủ tục.

Về cải cách tổ chức bộ máy. Theo phương án sắp xếp, thành phố giảm 06 chi cục thuộc Sở; giảm đầu mối bên trong chi cục 52 đơn vị (18 phòng, 02 đơn vị sự nghiệp công lập, 32 Hạt, Trạm); giảm 16 trạm thuộc đơn vị sự nghiệp công lập; tăng 14 phòng chuyên môn thuộc Sở (06 phòng do giải thể các chi cục, 08 phòng thành lập mới để phù hợp với khối lượng công việc được giao).

Về Chính quyền số. Theo báo cáo của các đơn vị, trong 28 chỉ tiêu, có 25/28 chỉ tiêu đang được triển khai, 03/28 chỉ tiêu mới được giao bổ sung ngày 29/5/2023 và cần được hướng dẫn để thực hiện. Trong 102 nhiệm vụ, đã có 08 nhiệm vụ đã hoàn thành, 78 nhiệm vụ đang triển khai, 03 nhiệm vụ đơn vị đề xuất dừng thực hiện (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (01 nhiệm vụ, Sở Tài chính 01 nhiệm vụ, Văn phòng UBND Thành phố 01 nhiệm vụ), 05 nhiệm vụ chưa triển khai, 08 nhiệm vụ đề xuất chuyển tiếp 2024.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và đề xuất nhiều giải pháp hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ chậm muộn chưa hoàn thành trong 9 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ phải hoàn thành trong 3 tháng cuối năm 2023 tại Kế hoạch CCHC năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số của Thành phố, Tổ Công tác; tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch khắc phục các Chỉ số SIPAS, PAR INDEX, PCI, PAPI năm 2023 của Thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".