Phía sau chuyến công du Trung Quốc, Mỹ của Tổng thống Indonesia

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên ở nước ngoài của Tổng thống Indonesia kể từ khi nhậm chức cách đây ba tuần. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào thứ Bảy, ông cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Ông Subianto đang tìm cách củng cố quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia và là một trong những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của nước này. Đây là chuyến thăm Bắc Kinh thứ hai của ông trong năm nay, sau chuyến thăm vào tháng 4 với tư cách Tổng thống đắc cử. Đó cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia vào tháng 2.

Ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto nhấn mạnh rằng hai nước đã có quan hệ chặt chẽ trong nhiều thế kỷ:

“Indonesia coi Trung Quốc không chỉ là một cường quốc mà còn là một nền văn minh vĩ đại”, “Do đó, tôi nghĩ rằng thật tự nhiên khi trong tình hình hiện tại, về mặt địa chính trị và địa kinh tế, Indonesia và Trung Quốc đã trở thành đối tác rất thân thiết trong rất nhiều lĩnh vực”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết ủng hộ chính quyền của ông Subianto, cảm ơn ông đã chọn thăm Trung Quốc đầu tiên và khẳng định ông tin rằng "Indonesia sẽ kiên trì con đường phát triển độc lập, tiếp tục đạt được những thành tựu mới trên hành trình tới mục tiêu quốc gia thịnh vượng và trẻ hóa đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế và khu vực".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết ủng hộ chính quyền của ông Subianto.

Trước đó, vào thứ Bảy, Tổng thống Indonesia Subianto đã gặp các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc, bao gồm Thủ tướng Lý Cường và ông Triệu Lạc Tế, chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Tổng thống Subianto tới nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ và Vương quốc Anh. Điều này cho thấy Indonesia sẽ tiếp tục lập trường trung lập lâu nay giữa Bắc Kinh và Washington. Ông dự kiến ​​sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và dự kiến ​​cũng sẽ gặp tổng thống đắc cử Donald Trump trong tuần này.

Ông Subianto, 73 tuổi, là một cựu tướng lĩnh giàu có, có quan hệ thân cận với vị tổng thống mãn nhiệm nổi tiếng của Indonesia và các nhà lãnh đạo trong quá khứ của đất nước này. Ông tự giới thiệu mình là người thừa kế của Tổng thống vô cùng nổi tiếng Joko Widodo, vị Tổng thống đầu tiên của Indonesia xuất thân từ bên ngoài giới tinh hoa chính trị và quân sự. Ông Subianto đã cam kết sẽ tiếp tục chương trình nghị sự hiện đại hóa đã mang lại sự tăng trưởng nhanh chóng và đưa Indonesia lên hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình.

Quan hệ kinh tế giữa Indonesia và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ nhà lãnh đạo Widodo tại nhiệm. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Năm 2023, tổng giá trị thương mại của Indonesia với Trung Quốc đạt 139 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia đạt tổng cộng 7,4 tỷ đô la Mỹ, đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của nước này sau Singapore.

Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia vừa đáng kể vừa đa dạng, tập trung mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp như chế biến niken cho xe điện và các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, một dự án Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường (BRI). Đầu tư của Trung Quốc ở Indonesia chú trọng vào các dự án cơ sở hạ tầng và tài nguyên hoàn toàn khác với đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, nhấn mạnh vào hợp tác kinh tế kỹ thuật số. Quan hệ ngoại giao giữa Indonesia và Trung Quốc khá phức tạp, được định hình bởi lập trường chính thức của Indonesia là không liên kết nhưng vẫn tham gia tích cực vào BRI của Trung Quốc. Dự án Vành đai Con đường BRI, cùng với thương mại và đầu tư với Trung Quốc nói chung, mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Indonesia.

Trong chuyến thăm lần này, doanh nghiệp hai nước đã ký kết các thỏa thuận trị giá hơn 10 tỷ đô la trong một cuộc họp giữa các công ty Trung Quốc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia.

Doanh nghiệp hai nước đã ký kết các thỏa thuận trị giá hơn 10 tỷ đô la

Chính sách đối ngoại tích cực

Tổng thống Subianto đang theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực. Khi mới là Tổng thống đắc cử, ông đã đến thăm hơn 20 quốc gia. Vài ngày sau khi ông nhậm chức, Indonesia đã bày tỏ mong muốn trở thành thành viên chính thức của khối BRICS gồm các nền kinh tế đang phát triển bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Indonesia đã duy trì lập trường tương đối trung lập trong vấn đề Biển Đông. Hai nước đã ký các thỏa thuận về an toàn hàng hải và về việc phát triển chung nghề cá và dầu khí trong khu vực chồng lấn trong chuyến thăm của ông Subianto.

Chuyến thăm Mỹ

Tổng thống Prabowo Subianto đã đến Căn cứ Không quân Andrews ở Washington D.C., vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương, Chủ nhật (11/10), bắt đầu chuyến thăm Mỹ. Đi cùng Tổng thống Prabowo trong chuyến thăm Hoa Kỳ có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sugiono, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Phát triển hạ nguồn/Trưởng Ban điều phối đầu tư Rosan Roeslani và Thư ký Nội các Teddy Indra Wijaya.

Tổng thống Indonesia đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ.

Về chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre ra tuyên bố Tổng thống Biden sẽ tiếp đón và có cuộc gặp song phương Tổng thống Prabowo Subianto tại Nhà Trắng vào ngày 12 tháng 11 năm 2024. Trong chuyến thăm, hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm quan hệ Mỹ-Indonesia và tưởng nhớ những người bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn biện pháp tăng cường hợp tác Mỹ-Indonesia trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện; phối hợp về các cách tiếp cận bền vững đối với an ninh lương thực, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, dân chủ, hòa bình và ổn định khu vực, giao lưu nhân dân, cũng như thúc đẩy hợp tác về viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.

Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.

Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.