Phía Bắc Dải Gaza không còn bệnh viện nào hoạt động
Theo WHO chỉ có 9 trong số 36 cơ sở y tế hoạt động một phần trên toàn Gaza, tất cả các cơ sở này đều tập trung ở phía Nam của khu vực. Ông Richard Peeperkorn, đại diện WHO tại Gaza cho biết bệnh viện Al-Ahli chỉ là một khu nhà - một nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc rất hạn chế.
Khoảng 10 nhân viên, tất cả đều là bác sĩ và y tá cấp dưới tiếp tục cung cấp dịch vụ sơ cứu cơ bản, kiểm soát cơn đau và chăm sóc vết thương với nguồn lực khan hiếm. Ngoài bệnh viện Al-Ahli, phía Bắc Gaza chỉ có ba cơ sở y tế hoạt động tối thiểu khác là bệnh viện Al-Shifa, Al Awda và Al Sahaba.
Trong bối cảnh ấy WHO đã một lần nữa kêu gọi ngừng bắn nhân đạo, khẳng định đây là điều cần làm ngay bây giờ để củng cố và trang bị lại các cơ sở y tế còn lại, cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết cho hàng nghìn người bị thương và những người cần được chăm sóc thiết yếu khác và trên hết là để ngăn chặn đổ máu và thương vong.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.
0