Phát triển xe đạp công cộng, hướng tới giao thông xanh
Vừa mới ra mắt cuối tháng 8, nhưng dịch vụ xe đạp công cộng tại Hà Nội đã nhanh chóng thu hút nhiều người sử dụng.
Theo đơn vị vận hành, mặc dù là địa phương thứ sáu có dịch vụ này, sau rất nhiều thành phố lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… song số người sử dụng thường xuyên và hàng ngày lại nhiều hơn cả, và không chỉ tập trung mỗi dịp cuối tuần.

Ông Đỗ Bá Quân - Chủ tịch Công ty CP vận tải số Trí Nam chia sẻ: "Lợi thế của Hà Nội là có metro hoạt động. Nên phần lớn người sử dụng xe đạp hàng ngày là những người đi vé tháng tàu điện. Ba trạm xe đạp đặt gần ga tàu điện luôn quá tải, hết xe trong giờ cao điểm."
Giai đoạn một của dự án hiện mới chỉ có khoảng hơn 600 xe đạp được cung cấp ra thị trường trong số 1000 xe theo dự tính. Thời gian tới, đơn vị cung cấp sẽ tiếp tục bổ sung số xe còn thiếu và cải thiện, nâng cao thời gian sử dụng pin để tạo thuận lợi cho khách. Theo sở GTVT Hà Nội, tiếp sau xe buýt sử dụng khí nén CNG, xe buýt điện, đường sắt đô thị, thành công ban đầu của dịch vụ xe đạp công cộng đang dần khẳng định bước đi đúng hướng của Thủ đô trong quá trình chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng theo xu hướng xanh hóa.
Theo các chuyên gia, từ việc người dân hồ hởi đón nhận dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng, các cơ quan chức năng cũng cần có một chiến lược xa hơn cho phát triển xe đạp như một phương tiện "xanh". Các cơ quan công chính và doanh nghiệp tại Thủ đô cần đi đầu trong phong trào hạn chế sử dụng xe máy, ô tô chạy bằng xăng dầu, chuyển sang sử dụng xe đạp, xe buýt chạy bằng năng lượng sạch, tàu điện, xe máy và ô tô điện. Theo định hướng từ nay đến năm 2045 Hà Nội sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị với tổng cộng 417km trên 10 tuyến. Ngoài ra, sở GTVT cũng đang tổng rà soát toàn bộ mạng lưới xe buýt. Trong tương lai, phần khung "xương sống" chính của vận tải công cộng vẫn là đường sắt đô thị và xe buýt. Bên cạnh đó là hệ thống đường sắt khối lượng nhẹ monorail và buýt nhanh BRT. Khi đó, xe đạp công cộng sẽ là mắt xích quan trọng kết nối, gom khách giữa các loại hình vận tải công cộng này.
Để phát triển xe đạp công cộng có được thành công bước đầu như hiện nay, trong giai đoạn thí điểm thành phố đã hỗ trợ doanh nghiệp miễn phí dịch vụ thuê vỉa hè và ưu tiên bố trí các địa điểm thuận lợi làm trạm đỗ. Theo đó, nhờ các cơ chế đặc thù có thể khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 12/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Thành ủy Hà Nội đã ban hành hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố. Theo đó sẽ ưu tiên bốn nhóm cán bộ cấp huyện làm Bí thư xã, phường.
Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
0