Phát triển nhân lực cho kinh tế số

Để đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng, các trường đại học Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế nhất.

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh số Dbiz 1 dành cho sinh viên năm thứ hai chương trình Kinh doanh số của Viện phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC), trường Đại học Ngoại thương đã giúp các sinh viên áp dụng những kiến thức kinh tế số được học để đề xuất hệ thống số cải thiện chất lượng của doanh nghiệp.

Sinh viên Nguyễn Đức Huy Minh - Chương trình Kinh doanh số - Viện VJCC - Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: "Chúng em đã lựa chọn lĩnh vực Thời trang là khởi điểm và nhận thấy các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực truyền thống trong lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, quá trình này mất nhiều thời gian vì họ phải đến các làng nghề để tìm hiểu. Vì vậy chúng em đã nghĩ ra phần mềm có thể số hoá những điều này, giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại".

Cuộc thi Kế hoạch kinh doanh số Dbiz 1

Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ, có thể đạt 74 tỷ USD vào năm 2030. Song mục tiêu này sẽ khó thành hiện thực nếu không giải được bài toán về nguồn nhân lực số. Ông Vũ Lâm - Tổng Giám đốc Công ty Crowe Việt Nam cho rằng nhu cầu số hoá đang là nhu cầu rất cấp thiết, và việc tìm kiếm những người có thể thực hiện được các dự án như vậy là không hề dễ dàng.

Nếu Việt Nam muốn có đủ nhân lực số thì từ nay đến năm 2030, mỗi năm phải đào tạo được khoảng 150.000 nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đây là bài toán đặt ra với các cơ sở đào tạo.

Nói về Chương trình Kinh doanh số, Giáo sư Hồ Tú - Viện nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ: "Có thể nói, đây là những chương trình ít ỏi để đem phân tích kinh doanh, dữ liệu, toán học, trí tuệ nhân tạo vào nhằm thấu hiệu hoạt động kinh doanh. Đây là cách làm mới trên thế giới để thay đổi hoạt động kinh doanh."

Đổi mới công tác đào tạo, các trường Đại học của Việt Nam đang cung cấp nguồn nhân lực cho kinh tế số dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận cách làm hay của thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.