Phát triển nhà ở xã hội vẫn khó khăn về nguồn vốn
Liên quan đến gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng, theo Bộ Xây dựng, cho đến nay, có 83 dự án của 34/63 tỉnh, thành đủ điều kiện vay vốn được công bố. Về phía chủ đầu tư: 15 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng. Còn lại 68 dự án chưa ký hợp đồng tín dụng cho vay theo chương trình này.
Đối với người mua, đến nay chỉ có 151 người mua nhà đã được vay (khoảng 80 tỷ đồng) từ Chương trình. Dù Ngân hàng Nhà nước đã 02 lần hạ lãi suất chương trình tín dụng này, lãi suất áp dụng ở nửa đầu năm 2024 là 8%/năm (đối với chủ đầu tư) và 7,5% (đối với người mua nhà), thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi 5 năm sau đó thả nổi, bị xem là “thiếu hấp dẫn”!
Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho biết: “Việc đòi hỏi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay khá khó bởi nhận tiền gửi lãi suất khá cao. Nếu có thể, Chính phủ phải tài trợ”.
Hiện nay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (nay tăng lên 140.000 tỷ đồng) có sự tham gia thêm của 4 ngân hàng thương mại cổ phần là MB, Techcombank, VPBank, TPBank. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đề nghị giảm thêm lãi suất cho vay, mời gọi thêm các ngân hàng tham gia chương trình này và không tính dư nợ cho vay nhà ở xã hội vào hạn mức tín dụng. Phía doanh nghiệp cũng từng kiến nghị.
Trong khi đó, một nguồn vốn hỗ trợ khác cho khách hàng cá nhân vay mua NƠXH thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã có tiến độ giải ngân khá tốt, được đối tượng trực tiếp hưởng thụ (là cá nhân người mua) và cả doanh nghiệp đón chờ. Tuy nhiên, nguồn vốn vay hiện đang gặp khó. Cụ thể, theo Kế hoạch đầu tư công các giai đoạn 2021-2025 cấp cho Chương trình nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2021, đã thực hiện giải ngân 1.000 tỷ đồng. Đến hết năm 2023 hoàn thành việc giải ngân 10.281 tỷ đồng. Đối với giai đoạn năm 2024-2025, nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác này chưa được bố trí. Và như vậy, vốn rẻ cho NƠXH tắc, trong khi nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng thương mại thì sẵn sàng nhưng lại “kén” với cả doanh nghiệp lẫn người dân.


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0